CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA VỀ SỰ TỊNH HÓA

LAMA THUBTEN YESHE.

Bản dịch Việt : Kiến Không
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 1999

PHẦN 3
NHỮNG BÀI THUYẾT PHÁP

BÀI GIẢNG TÓM LƯỢC VỀ
SADHANA VAJRASATTVA

Đạo Phật Tây Tạng xem việc tu tập Vajrasattva là rất quan trọng. Chúng tôi gọi Giáo Pháp này là Gel-kyen dig-drib jong-wa dor-je sem-pai tri.
Gel-kyen có nghĩa là chướng ngại ; dig có nghĩa là điều bất thiện, chỉ kiểu hành vi phi đạo đức ; drib là sự che tối. Sự khác biệt giữa hai chữ cuối này chỉ tính cách kỹ thuật nhưng tựu trung cũng có nghĩa là chướng ngại. Đối với một hành vi dẫn tới sự bất thiện phải có một động cơ bất thiện như một trong ba thứ tâm độc là ngu si, tham lam, sân hận. Sự che tối không nhất thiết được tạo ra bằng một động cơ bất thiện. Chẳng hạn tâm nặng đục, buồn ngủ, hôn trầm đã ngăn chặn bạn không triển khai được sự tập trung nhất tâm,

MỤC LỤC

  • PHẦN 1: BÌNH GIẢNG CHÍNH
  • PHẦN 2: NHỮNG GIÁO HUẤN VỀ ẨN TU
  • PHẦN 3: NHỮNG BÀI THUYẾT PHÁP

    1. Không có điều bất thiện nào không thể tịnh hóa hoàn toàn  
    2. Một quán đảnh nhập môn Heruka Vajrasattva  
    3. Bài giảng tóm lược về sadhana Vajrasattva  
      . Sadhana  
      . Câu hỏi và trả lời  
      . Việc ẩn tu  
      . Lễ Puja bằng lửa 
       
    4. Sự thực hành Vajrasattva và Tantra Yoga Tối Thượng
    5. Những phẩm tính của Vajrasattva vốn có sẵn ở trong chúng ta 
    6. Hành động là tất cả 

    tâm này là một sự che tối nhưng không cần thiết có một động cơ bất thiện nào ở sau lưng nó. Có rất nhiều mức độ thiện và bất thiện ở cùng với tâm. Do đó, khi chúng tôi nói rằng phương pháp thiền định Vajrasattva rất mãnh liệt trong việc loại bỏ các điều bất thiện thì chúng tôi không ám chỉ những hành vi bất thiện phi đạo đức mà còn ám chỉ đến bất kỳ loại chướng ngại nào. Chẳng hạn vài người trong chúng ta thực hiện giữ giới. Chúng ta phát lời thệ nguyện trước Tam Bảo quy y là Phật, Pháp,Tăng. Chúng ta hứa sẽ làm và không làm một số việc cụ thể. Khi phát lời thệ nguyện chúng ta tha thiết quyết tâm và hoàn toàn tự tin rằng chúng ta có khả năng thọ giới một cách trong sạch. Nhưng rồi thì hoàn cảnh xung quanh mình đổi thay, bức tường nội tâm của chúng ta tan ra từng mảnh vụn và chúng ta phạm giới. Không sao đâu ; chúng ta có thể tịnh hóa những phạm giới như  vậy.

    Ngược lại, khi những người Tây phương học đạo đã đến gặp tôi với mớ cảm xúc rằng họ rất có tội, họ đang nghĩ rằng họ đã phạm một giới này hay một giới nọ, nhưng khi tôi hỏi họ là họ đã chính xác phạm giới như thế nào thì tôi phát hiện họ chẳng phạm giới nào cả. Họ có một kiểu nhận định cụ thể : “Tôi đừng nên làm việc này bao giờ,” khi bản thân hành vi đó không phải là phạm giới nhưng chính thái độ hay động cơ ở sau lưng hành vi đó mới phạm giới. Do đó, cho dù bạn đã làm bất cứ hành vi nào dù ngoài mặt là đối nghịch lại giới luật nhưng nếu động cơ hành động của bạn không bất thiện thì như vậy bạn không nhất thiết đã phạm giới.

    Điều quan trọng nhất mà bạn cần biết là dù bạn có bất cứ loại biểu hiện bất thiện nào thì tất cả những thứ đó đều có thể được tịnh hóa bởi pháp yoga của Heruka Vajrasattva. Đạo Phật, đặc biệt Kim Cương thừa, xác nhận rằng bạn có thể tịnh hóa bất kỳ điều bất thiện nào.

    Khi chúng ta nghĩ về một số điều bất thiện nhất định nào đó rất nặng nề, thì dường như chúng còn mãi, không thay

    được và vô phương tịnh hóa. Ý nghĩ này về sự bất thiện là tự hữu, độc lập là nguy hiểm nhất. Xét về căn bản, tất cả các hiện tượng thiện hạnh và bất thiện đều phụ thuộc lẫn nhau và có bản chất biến đổi. Một số triết gia Hindu chủ trương rằng các đối tượng của năm giác quan được kết hợp bởi những nguyên tử tự hiện hữu, bất biến và tồn tại vĩnh viễn. Các nhà khoa học phương Tây trước đây cũng đã từng tin tưởng như vậy, và một số người đến bây giờ có thể vẫn còn nghĩ vậy. Những điều đó là những quan điểm sai lầm.

    Điều quan trọng mà bạn cần biết là bản thân chúng ta và tất cả các hiện tượng khác như các đối tượng của giác quan hay các phẩm chất bất thiện hay thiện, tất cả đều lệ thuộc tương tác và đều thay đổi. Đặc biệt trong phạm trù việc tịnh hóa, bạn nên nhận thức rằng các biểu hiện bất thiện như sự ham muốn, giận dữ, hay bất cứ thứ gì khác bạn có thể nghĩ tới, tất cả đều không bao giờ giữ y nguyên. Chẳng hạn bạn lọt vào một môi trường nào đó và bất ngờ tâm bạn thay đổi và bạn bắt đầu dao động. Điều đó chứng minh cho thấy tính chất vô thường của những cảm xúc này. Những cảm xúc đó đến rồi đi. Và bạn không chỉ tạm thời giải quyết được các vấn đề bất thiện đó, mà bạn cũng có thể loại bỏ chúng trọn vẹn và vĩnh viễn.

    Tôi tin rằng người nào thực hành việc tịnh hóa là can đảm : “Tôi có thể đương đầu và vượt qua được bất kỳ vấn đề gì, bất kỳ khó khăn nào.” Đừng cho rằng họ đang thực hành việc tịnh hóa bởi vì họ đang bất hạnh. Nhiều môn đồ của một số tôn giáo phương Tây công nhận triết lý về sự có tội vĩnh viễn do đó họ cảm thấy tội lỗi. Bạn phải tránh thái độ khi nghĩ rằng bạn không thể nào chiến thắng được điều bất thiện. Đối với quan điểm của Kim Cương thừa người tu tập phép tịnh hóa là người can đảm : “Tôi có thể làm việc đó. Mặc dù tôi đã phạm lỗi lầm nhưng tôi tin chắc sẽ có cách giải quyết cho vấn đề của tôi.” Đó là thái độ đúng đắn : bạn không sợ phải công nhận những điều bất thiện của mình. Bạn nghĩ rằng : “Vâng, đó đã là điều bất thiện ; đó đã là tâm không được kiềm chế của tôi.” Bạn chấp nhận nó, nhưng bạn không cảm thấy vô hy vọng. “Tôi có thể thay đổi tâm tôi. Dù gì thì nó cũng đã thay đổi liên tục không ngừng kể từ khi tôi sinh ra. Giờ đây tôi có thể làm cho nó thay đổi được tốt hơn.” Sự hiểu biết như vậy rất quan trọng – rất quan trọng.

    Giờ đây, ngoài việc can đảm nhận ra khả năng tịnh hóa các chướng ngại, bạn cũng nên hiểu biết rằng bạn có thể tịnh hóa các dấu in (các ấn tượng) mà các hành vi bất thiện đã để lại trong tâm thức của bạn. Ở Tây Tạng người ta gọi là pag-cha. Trong vô số kiếp bạn đã tạo đi tạo lại hết nghiệp xấu ác này đến nghiệp xấu ác khác, và mỗi nghiệp xấu đó đã đều để lại dấu in trong tâm bạn. Dù hành động đã dứt rồi nhưng dấu in của nó vẫn còn ở đó và nó sẽ thúc đẩy bạn lập lại hành động đó nữa. Nhưng với trí huệ đúng đắn, tất cả các dấu in bất thiện có thể hoàn toàn được tịnh hóa.

    Các chướng ngại xuất phát từ đâu ? Chúng nó đến từ tâm chấp ngã, nhị nguyên, đen tối, ô nhiễm và không thiện xảo. Phương pháp để hàng phục các thứ tâm đó là thực hành yoga Heruka Vajrasattva nhiều lần lập đi lập lại. Pháp này sẽ tạo lập hay tăng cường năng lực trong sạch siêu việt ở trong bạn, sao cho bạn sẽ trở nên thấy mọi sự vật một cách bất nhị, trong bản tánh rỗng rang chân thật của chúng, tức là tánh Không. Theo Kim Cương thừa, khi bạn thấy những sự vật một cách hiện thực hơn thì chúng không còn có vẻ cụ thể mà là phúc lạc. Và khi một sự vật trở nên phúc lạc, nó trở thành một vị hóa thần thiêng liêng ; nó xuất hiện ở trong hình tướng thiêng liêng.

    Đôi khi chúng ta cho rằng người khác là xấu, phải không ? Những cái xấu làm ta khó chịu. Vấn đề là vậy. Khi chúng ta nhìn thấy sự vật hiện thực hơn – chẳng hạn bản chất sâu xa hơn của những chúng sanh khác – thì chúng ta đã được chuyển hóa. Hạnh phúc và phúc lạc được sạc điện ở trong chúng ta. Do kết quả đó, chúng ta thấy được các phẩm tính của vị thần thiêng ở trong các chúng sanh khác. Những phẩm tính này là gì ? Đó là trí huệ và lòng bi. Và vị Hóa thần thiêng liêng là gì ? Đó là trí huệ và lòng bi mẫn phát triển toàn vẹn, là các phẩm tính của giác ngộ. Điều này ứng dụng cho bất kỳ vị hóa thần thiêng liêng nào.

     

    Back

     

    Phước Huệ Temple
    Address: 365 Victoria St. Wetherill Park, NSW 2164
    Phone: (02) 9725 2324, Fax: (02) 9725 5385, Email: phuochue@phuochue.org