CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA VỀ SỰ TỊNH HÓA

LAMA THUBTEN YESHE.

Bản dịch Việt : Kiến Không
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 1999

PHẦN 3
NHỮNG BÀI THUYẾT PHÁP

NHỮNG PHẨM TÍNH CỦA VAJRASATTVA
VỐN CÓ SẴN Ở TRONG CHÚNG TA

Tại sao truyền thống Phật giáo Tây tạng có pháp tu Vajrasattva ?
Mọi người đều muốn được hạnh phúc tối đa và thỏa mãn trọn vẹn. Chúng ta, tất cả đều muốn tâm của mình đừng có chao đảo như thường bị, mà làm sao để được tinh sạch, trong sáng, kiểm soát được, và ổn định. Tất cả chúng ta đều muốn có được sự tập trung tốt, có khả năng đặt tâm mình vào bất cứ đối tượng nào mà ta chọn và để tâm ở lại chỗ đó. ,br/> Nhưng thật là rủi ro, ngày qua ngày trong cuộc đời, chúng ta bị ngập chìm, mất thăng bằng bởi tám mươi thứ tà kiến mê lầm, hay nói theo từ Phật giáo thông dụng là ba tâm độc ngu si, sân hận, tham lam. Bởi thế chúng ta thấy rất khó được hạnh phúc.

MỤC LỤC

  • PHẦN 1: BÌNH GIẢNG CHÍNH
  • PHẦN 2: NHỮNG GIÁO HUẤN VỀ ẨN TU
  • PHẦN 3: NHỮNG BÀI THUYẾT PHÁP

    1. Không có điều bất thiện nào không thể tịnh hóa hoàn toàn  
    2. Một quán đảnh nhập môn Heruka Vajrasattva  
    3. Bài giảng tóm lược về sadhana Vajrasattva  
      . Sadhana  
      . Câu hỏi và trả lời  
      . Việc ẩn tu  
      . Lễ Puja bằng lửa 
       
    4. Sự thực hành Vajrasattva và Tantra Yoga Tối Thượng
    5. Những phẩm tính của Vajrasattva vốn có sẵn ở trong chúng ta 
    6. Hành động là tất cả 

    Thậm chí chúng ta cũng không biết làm sao để được là con người hạnh phúc sống một cuộc sống hạnh phúc, chứ chưa nói tới việc giải thoát, giác ngộ.

    Có một cái gì đó ở trong ta bị bỏ lỡ, bị thiếu thốn. Chúng ta không được hoàn toàn quân bình. Các năng lực bên trong chúng ta không thăng bằng cho nên tâm ta chao đảo lên xuống từ thái cực này đến thái cực khác. Chúng ta bị cực đoan, thái quá. Chúng ta có vẻ bình thường theo thứ quan điểm chung của quần chúng, theo quan điểm New York hay quan điểm Paris, nhưng nếu bạn kiểm tra hơi sâu hơn một chút, bạn sẽ thấy rằng chúng ta có phần nào điên rồ. Như vậy ta làm gì đây.

    Chúng ta cần sự tịnh hóa. Trước hết, chúng ta cần thấu hiểu hay nhận biết cho được những kinh nghiệm riêng của chúng ta. Cho dù những kinh nghiệm đó là của riêng chúng ta nhưng chúng ta lại không quen với hầu hết những kinh nghiệm đó. Để giúp chúng ta hiểu được những kinh nghiệm riêng đó, chúng ta cần rầt nhiều sự tịnh hóa và trong truyền thống Tây tạng việc tu tập yoga Vajrasattva được coi là một trong những phương pháp tịnh hóa mãnh liệt nhất.

    Ai là Heruka Vajrasattva ? Chúng ta coi ngài là sự biểu thị, sự thể hiện của sự hợp nhất năng lực nam và nữ được phát triển đầy đủ, sự tinh khiết hoàn toàn của trạng thái giác ngộ. Vì lòng đại từ đại bi vô hạn, chư Phật và chư Bồ tát đã biểu lộ sự tinh khiết của các Ngài trong sắc thân kiểu mẫu lý tưởng Vajrasattva để cho chúng ta có thể tự đồng nhất với ngài.

    Chúng ta phải hiểu rằng những phẩm tính Vajrasattva vốn có sẵn bên trong chúng ta. Nhưng phương tiện, trí huệ và các thấu hiểu của chúng ta bị hạn chế. Các thấu hiểu, phương tiện và trí huệ đó cần phải được phát triển thông qua việc đồng hóa với cái năng lực tinh khiết vô biên của nguyên trạng của ngài. Thay vì tự cho mình là chúng sanh bị hạn chế, vô vọng, chúng ta phải nhận biết được tiềm năng không ngờ được của chúng ta. Chúng ta có thể tự giải phóng mình khỏi sự mê muội của những khởi niệm không kiểm soát được. Chúng ta có thể phát triển tâm thức của chúng ta tới những trạng thái vô hạn của lòng từ bi toàn khắp vũ trụ, trí huệ khắp vũ trụ, sự tự do toàn vũ trụ. Việc tu tập Vajrasattva có thể dẩn dắt chúng ta vượt ra khỏi cái ngã, vượt khỏi sự bám víu, vượt khỏi tâm nhị nguyên. Đó là những điều mà sự thực hành Vajrasattva nhắm tới.

    Tại sao chúng ta coi bản thân mình giống với hóa thân thiêng liêng ? Vị Thần Thiêng là sự thể hiện các phẩm tính của trí huệ và phương tiện tối thượng, thế nên khi chúng ta hợp nhất bản thân mình với kiểu mẫu lý tưởng vô hạn đó thì chúng ta đang đồng hóa với các phẩm tính đó. Điều này khiến những ý niệm hạn hẹp thông thường không còn chỗ để hiện hữu. Đa số chúng ta ắt đã hiểu tất cả điều này nên tôi không cần phải đi sâu vào chi tiết.

    Giờ đây tôi hy vọng bạn hiểu lý do vì sao bạn cần phải thực hành pháp Vajrasattva. Bạn phải cảm thấy rằng pháp đó rất gần gũi với bạn, cách nào thì nó cũng có thực, nó là một cái gì đấy mà bạn có thể làm được. Chính điều cảm thấy đó rất quan trọng. Nó giúp tạo cho bạn sự can đảm, sự thoáng rộng, sự tự do mà bạn cần để cắt đứt sự ràng buộc hạn chế đã làm cho cuộc sống bạn khó khăn. Bạn biết rằng bạn có thể giải quyết dàn xếp, vượt lên và tự do đối với những khó khăn đó. Điều đó rất quan trọng.

    Thông qua kinh nghiệm từ việc tịnh hóa bạn có thể khám phá ra rằng mặc dầu bạn có thể đã tạo ra nhiều thứ bất thiện, nhưng tự nền tảng bạn là một người trong sạch. Bạn có thể đã đánh đập người khác hay cha mẹ bạn, bạn có thể căm ghét bạn bè thậm chí bạn có thể muốn giết người. Chúng ta có những nghiệp bất thiện. Tất cả chúng ta đang sống trong thế giới giác quan. Các cái ngã của chúng ta đang đánh nhau và chúng ta quan hệ với nhau bằng năng lực bất tịnh. Điều quan trọng là phải vượt qua tất cả những vấn đề này bằng cách nhận ra rằng bởi vì chúng ta đã biến mọi sự thành khó khăn đeo dính chúng ta, bởi vì chúng ta đã tạo nên những phức tạp rối ren của riêng mình, giờ đến lượt chính chúng ta phải tự thoát khỏi những thứ đó. Nhưng sẽ không đủ sức thực hiện điều này nếu chỉ với phương pháp thuần lý trí. Chúng ta phải nắm được sự thấu hiểu sâu xa thông qua thực hành. Với cách ấy chúng ta có thể thực sự cảm thấy rằng mặc dầu chúng ta có những khó khăn nhưng chúng ta có thể làm một việc gì để giải phóng mình khỏi những thứ đó.

    Cá nhân tôi cảm thấy điều quan trọng là mỗi một chúng ta phải thấy được và phải công nhận rằng chính bản thân chúng ta phải có trách nhiệm đối với tất cả thái độ và hành động bất thiện của mình. Không phải Trời hay Phật mà chính chúng ta là người tạo ra những rắc rối khổ nạn của thế giới. Đạo Phật không tin rằng Thượng Đế tạo ra điều bất hạnh. Điều bất hạnh là sự sáng tạo của tâm thức chấp ngã, bất thiện. Chúng ta phải hiểu điều đó. Nếu chúng ta đập vỡ được tâm chấp ngã, tâm bất thiện thì chúng ta vượt khỏi mọi vấn đề.

    Do đó chúng ta không thể đổ lỗi cho người khác các vấn đề, các trở ngại của chúng ta. Tự bản thân chúng ta tạo ra chúng. Chúng ta đã tạo ra xã hội công nghiệp hóa, chúng ta đã tạo ra cách sống của người California, cách sống New York, cách sống Paris. Chúa Trời không tạo ra những thứ đó mà chúng ta tạo ra. Chúng ta đã làm cho mọi thứ đắt đỏ ! Hai năm trước tôi đi mua sắm ở Paris. Tôi không thể tưởng tượng được sao mà đắt đỏ thế. Tôi đã chẳng mua cái gì. Tôi đã đi mua sắm ở Ulverston, ở Barcelona, ở các nơi đó tôi đã mua được rất nhiều nhưng tôi không mua gì ở Paris. Mọi thứ ấy là do chúng ta làm nên.

    Điều rất quan trọng là nhận ra bằng cách nào chúng ta đã tạo ra những vấn đề của riêng mình. Việc hiểu biết này đích thực quan trọng. Chúng ta đã tạo ra những vấn đề bởi vì chúng ta đã không điều chỉnh thân, khẩu, ý của chúng ta cho được đúng đắn. Kết quả là tạo ra những vấn đề cho mình và cho người khác. Chúng ta đã tự làm mê lầm mình và những người khác qua hàng thế kỷ, hàng vô số kiếp. Cách thức này đã từng có, bây giờ đang có, và sẽ tiếp tục theo như vậy, trừ phi chúng ta buông bỏ cái vòng lẩn quẩn đau khổ này. Khi bạn bất hạnh, bạn làm cho người khác bất hạnh. Khi bạn hạnh phúc, bạn làm cho người khác hạnh phúc.

    Bạn phải cảm thấy phi lý khi bạn nhận ra sự tiếp nối đến vô tận của tất cả sự mê lầm này và phải cương quyết xóa sạch nó : “Nếu tôi thật sự thương yêu những người khác, nếu tôi thật sự cảm thông được sự khổ đau của người khác thì tôi phải tu sửa cải thiện bản thân mình. Tôi phải làm tốt hơn thái độ, lời nói, suy nghĩ của tôi. Nếu không làm như vậy thì không có cách nào tôi có thể giúp người khác. Tôi chỉ đang mơ nếu ngay khi nói là tôi muốn giúp người khác nhưng tôi chỉ biết tiếp tục mãi mãi các hành động tai hại do bởi cái tâm, lời, thân không điều khiển được của tôi.”

    Đó là thái độ bạn cần có nếu bạn muốn giúp người khác theo cách tốt nhất bạn có thể làm. Có phải là bạn luôn luôn có những người khác ở chung quanh ? Cho dù bạn bỏ đi vào vùng núi Himalaya bạn sẽ cùng với người khác. Nếu bạn đi đến chỗ không người và thử làm bạn với cọp thì bạn sẽ bị cọp ăn và bạn sẽ bị biến mất trên đời ! Cho nên bạn phải ở cùng với người khác. Chúng ta luôn đề cập đến tình thương. Chúng ta cần tình thương, chúng sanh cũng cần tình thương. Nhưng thái độ của chúng ta thật trẻ con, khờ dại và những thái độ như thế cũng làm cho người khác khờ dại. Chúng ta cần được tưởng thành. Hãy nhìn cái gì đang xảy ra ở đây ngay khi tôi nói. Với tâm hạn hẹp của mình tôi bảo các bạn “Xạo, xạo, xạo.” Bạn mang cái suy nghĩ hạn hẹp này đi với bạn và chuyển nó qua cho người khác và toàn bộ chu kỳ vòng tròn tiếp tục quay tít lên. Đó là bản chất của vòng sanh tử luân hồi.

    Tuy nhiên, tôi luôn luôn rất sung sướng khi có người muốn thực hành phép tịnh hóa. Tôi thực sự tin rằng nếu những người có tín ngưỡng thật muốn thực hành Pháp hay thiền định, điều quan trọng họ có thể làm là cải thiện thái độ, hành động và lời nói của họ. Điều này làm được thông qua sự thành khẩn thực hành pháp tịnh hóa.

    Đa số người ta, nhất là người Tây phương, cho rằng họ đã trong sạch rồi, và họ không cần tịnh hóa : “Tôi trong sạch, tôi không có vấn đề gì cả.” Đây là kinh nghiệm của tôi. Nhiều người Tây phương đến khóa thiền định Kopan của chúng tôi, ở đây chúng tôi giảng thuyết về lam-rim cơ bản, Tứ Diệu Đế, Khổ đế v.v… Họ thẳng thừng bảo tôi : “Thầy đang nói về cái gì vậy ? Thầy luôn nói đi nói lại về các vấn đề. Tôi chẳng có vấn đề nào cả. Tôi đang hạnh phúc. Tôi có nhiều tiền. Tại sao thầy cứ tiếp tục bảo là tôi đang bất hạnh ?” Đây là tâm tính của người Tây phương. Người ta cho rằng nếu họ có nhiều tiền thì họ được hạnh phúc. Theo quan điểm Phật giáo thì họ đã lầm. Chúng tôi nghĩ rằng đồng tiền của bạn chỉ làm cho bạn bất hạnh hơn nữa.

    Ý tôi không muốn nói là chỉ có người Tây phương nghĩ như vậy mà thôi. Rất nhiều người Á châu cũng nghĩ rằng họ thoát khỏi vấn đề. Nhưng thực ra họ có những vấn đề mà họ không nhận ra được. Họ nhận diện được các vấn đề của người khác nhưng không nhận diện được vấn đề của chính họ. Chúng ta là như vậy đó. Chúng ta thấy các vấn đề của người khác ở quanh chúng ta nhưng ta không thấy cái của chính mình. Chúng ta nghĩ chúng ta trong sạch. Đó là những hạn chế của tâm sanh tử.

    Đó là lý do tại sao tôi rất sung sướng khi có người nhận ra rằng họ cần tịnh hóa, rằng có một điều nào đó họ phải và có thể làm để cải thiện cuộc đời họ. Tôi cho đó là một loại chứng ngộ. Bạn nhận biết rằng bởi vì tâm bạn đã tạo ra những kinh nghiệm bất thiện trong đời, nên tâm bạn cũng có thể hóa giải được chúng. Đây là điểm mấu chốt. Đừng suy nghĩ rằng : “Tôi đã tạo ra nghiệp, tôi đáng để chịu khổ đau ở địa ngục.” Ý nghĩ này hoàn toàn sai lầm.

    Dĩ nhiên, đa số chúng ta có mang nghiệp bất thiện. Tâm ta không được kiểm soát. Nhưng chúng ta đã không giết người ; chúng ta đã không sát hại cha mẹ hay vị A la hán hay một vị Phật cho nên tôi vẫn nghĩ rằng chúng ta may mắn. Hãy nhớ lại ngài Milarepa. Ngài đã giết người với huyền thuật độc ác. Mặc dù vậy, tôi không coi ngài là một tội phạm, một người xấu. Ngược lại, tôi cho rằng Ngài là một người vĩ đại ; Ngài đã lập nên một gương điển hình tốt cho chúng ta. Ngài đã làm những điều quá bất thiện không ngờ được, nhưng rồi Ngài nhận ra huyền thuật là xấu, ác, Ngài từ bỏ, và tu tập Phật Pháp trong sạch và trở nên giải thoát hoàn toàn. Chúng ta chưa hề sát hại ai cả. Nhưng chúng ta vẫn có những nghiệp bất thiện, tâm chúng ta vẫn không kiểm soát được. Tuy nhiên, chúng ta có thể vượt qua những vấn đề này bằng cách thực hành các phương pháp thâm mật của yoga Kim Cương thừa.

    Tôi cảm thấy rất có cảm hứng bởi thái độ của Milarepa, nó khiến cho chúng ta muốn làm một điều gì đó, muốn hành động. Chính sự hứng khởi đó thúc đẩy giải thoát. Ngược lại, nếu chúng ta cảm thấy : “Tôi hoàn toàn bất lực. Tôi là người thất vọng nhất trên thế giới. Tôi không thể phát khởi động cơ thúc đẩy hay hành động của tôi. Tôi không bao giờ có khả năng thay đổi được,” như vậy là sai lầm. Chúng ta có thể thay đổi theo cách chúng ta muốn. Đó là cái đẹp tâm thức con người.

    Giờ đây, trước khi tôi ban lễ quán đảnh của phép yoga maha-amuttara này, tôi muốn nhắc các bạn nhớ rằng ai mà nhận lễ quán đảnh này thì sẵn sàng tham dự việc ẩn tu pháp Heruka Vajrasattva trong ba tháng. Nếu bạn đã thực hiện ẩn tu ba tháng rồi bạn không cần làm lại nữa, nhưng nếu bạn đã ẩn tu chỉ về một phương diện của Vajrasattva theo một trong những loại tantra thấp hơn thì bạn vẫn phải tham dự ẩn tu ba tháng theo pháp Heruka Vajrasattva này.

    Tuy nhiên nếu bạn sắp sửa về Tây phương và đi làm việc trở lại, bạn có thể trì chú một trăm ngàn lần coi như là sự cam kết hàng ngày, thay vì ẩn tu, bao lâu mà bạn vẫn dùng cùng một chỗ ngồi cho đến khi bạn thực hiện xong, như tôi đã giải thích ở chỗ khác.(20) Tôi rất thông cảm với nhu cầu này.

    Bạn biết đấy, bản thân mật chú có một oai lực kỳ diệu. Bạn khởi đầu ở mức độ của bạn nhưng mỗi thời trì mật chú, mỗi thời thiền định ẩn tu thì bạn bắt đầu tiến bộ. Mật chú nâng bạn lên dần dần, dần dần. Cho dù bạn không thể có được một sự tập trung sâu sắc, nhưng chỉ việc cố gắng quán tưởng và việc trì chú cũng đã có cái mà tôi dám nói là hiệu quả kỳ diệu ở trong bạn. Dù nếu không có sự cố gắng của bạn thì mật chú cũng chạm đến được trong sâu tiềm thức của bạn và tịnh hóa bạn. Hoàn toàn không có cái gì phàm tục, ô nhiễm hay xấu đối với mật chú. Mật chú có một oai lực bẩm sinh để phát huy sự tự động đốt cháy sạch năng lực rác rưới bất tịnh của bạn. Đó là phẩm chất tốt đẹp lớn lao của mật chú. Bạn không nhất thiết phải là đại thiền giả mới hưởng lợi từ nó. Mật chú có thể tự động nâng bạn lên khỏi lối suy nghĩ thông thường và nói cho bạn nghe trong một nơi vượt khỏi những khởi niệm trần tục nặng nề. Điều đó sẽ cho bạn một khoảng không để thấy mọi sự rõ ràng hơn, và như vậy là đủ tốt rồi.

    Mật chú cũng là một loại ngôn ngữ bí mật. Thông thường, chúng ta giao tiếp với nhau trên một mức độ quá ư là thấp. Khi chúng ta tranh luận với nhau, chúng ta đang ở trên một mặt bằng năng lực thấp. Những cuộc cãi lộn của chúng ta rất đỗi phàm tục. Mật chú đưa bạn xa khỏi những thứ thường khiến bạn phát khùng, khỏi những việc mà bạn hay đâm đầu vào. Bằng cách nào đó, nó thôi miên thu hút bạn vào sự tiếp thông với các mức độ cao hơn của tâm bằng cách khóa đóng lại sự giao tiếp ở mức độ thấp, danh tướng thông thường. Đó là một cách lợi ích khác nữa của mật chú. Dĩ nhiên bằng lời nói không thôi thì sẽ không bao giờ giải thích được bản chất chân thật của mật chú.

    Một điểm khác nữa : chúng tôi không coi Vajrasattva và mật chú hai việc tách biệt. Mật chú Vajrasattva là Vajra-sattva ; Vajrasattva là mật chú Vajrasattva. Đạo Phật được lập để cho chúng ta chuyển hóa thân, khẩu, ý tầm thường của chúng ta thành thân, khẩu, ý của một bậc giác ngộ. Bằng việc xuất hiện như là một Hóa thần, chúng ta chuyển hóa thân chúng ta ; bằng cách trì tụng chú, chúng ta chuyển hóa khẩu ; và bằng cách phát sanh Bồ đề tâm và trí huệ tánh Không, chúng ta chuyển hóa tâm ý.

    Vajrasattva không phải chỉ dành riêng cho việc tịnh hóa. Sự quán tưởng mà bạn thực hiện là một tiến trình để giúp bạn phát sanh trí huệ và lòng bi và để kinh nghiệm một cái gì tương tự với cái mà bạn sẽ kinh nghiệm trong việc thực hành giai đoạn hoàn tất. Bạn quán tưởng Vajrasattva ở trên đỉnh đầu bạn trong tư thế hợp nhất với người phối ngẫu của ngài. Từ luân xa tim của họ, năng lực kundalini trắng phúc lạc chảy xuống suốt kinh mạch trung ương của họ và đi ra ngoài qua chỗ mà họ giao tiếp nhau ở luân xa bí mật của họ. Năng lực đó tiếp tục đi xuống, qua tòa ngồi bằng mặt trăng và hoa sen, rồi đi qua luân xa đỉnh đầu của bạn, đổ xuống kinh mạch trung ương của bạn và bạn thực hành các kỹ thuật thiền định tịnh hóa khác nhau. Rồi thì bạn hợp nhất và đồng hóa với Vajra-sattva. Bạn kinh nghiệm được năng lực giác ngộ. Đây không phải chỉ là một việc tịnh hóa mà thôi.

    Có người cho rằng việc quán tưởng có hơi buồn cười ; vì khi bạn quán tưởng bạn đích thị đang hư cấu tạo ra một cái gì đó. Nhưng tôi nghĩ đó là một pháp có oai lực nhất, mãnh liệt nhất để phá tan các ý niệm thường tục, thành kiến của bạn. Quả thật tôi không thể nói thẳng với bạn : “Bạn sai rồi, bạn sai rồi. Cách suy nghĩ của bạn là sai. Bạn rất là mê lầm.” Những câu đó chỉ là lời nói thôi. Bạn phải tự kinh nghiệm lấy cho mình, “Tôi thật bị mê lầm làm sao, tôi đã phóng chiếu mọi sự như thế nào !” Bạn phải tự thấy ra cho mình các phóng chiếu khác nhau làm cho bạn cảm thấy như thế nào, và ảnh hưởng đến “cái-thấy-sự-thật” của bạn như thế nào. Vajrasattva giới thiệu cho bạn cách thức suy nghĩ, cách thức thấu hiểu thực tại của chính bạn và thế giới của bạn. Đó là cái mà sự quán tưởng chỉ cho bạn thấy. Sự quán tưởng Vajrasattva là một giáo lý về tánh Không.

    Tôi có thể lắng nghe các bài thuyết giảng về tánh Không trên hai mươi bốn giờ trong một ngày và bảy ngày trong một tuần như thế trong một năm, “tánh Không, tánh Không, tánh Không, cái ngã là một tà kiến sai lầm…,” tôi lắng nghe, đang lắng nghe, có người đứng ở đó đang giảng cho tôi nghe. Nhưng cuối cùng tôi vẫn bị chất đầy những ý niệm, tư tưởng. Thế mà chỉ trong một thời gian ngắn nhất, sự quán tưởng Vajrasattva có thể hoàn toàn “đóng cửa tiệm” sự lải nhải, ba hoa thuộc tâm thức của bạn và cho bạn khoảng không để hiển lộ cái bạn thấy. Tôi quả thực tin rằng đây là cách mạnh mẽ hơn nhiều để đưa bạn vào tánh Không bằng kinh nghiệm riêng của bạn, với ngôn ngữ riêng của bạn, với tâm thức của bạn và với suy nghĩ riêng của bạn. Tôi có thể sai nhưng đó là cái mà tôi tin tưởng. Đích thực đấy là cái mạnh mẽ nhất.

    Về cơ bản, tôi là người hoài nghi, tôi không tin các sự việc một cách dễ dàng. Tôi đã không mong đợi rằng sự thiền định Vajrasattva sẽ có tác dụng nhiều cho tâm linh người Tây phương. Tôi chỉ có mỗi một việc là để ý quan sát những gì đưa đến. Nhưng cho tới lúc này, tôi cho rằng việc ẩn tu Vajrasattva đã là một thành công chưa từng có cho các người học trò Tây phương của tôi. Chắc chắn tâm linh của họ đã thay đổi khá hơn nhiều. Nếu không có việc ẩn tu, tâm linh của họ đã không thể thay đổi. Sẽ cần một sự ẩn tu mãnh liệt để thay đổi tâm linh người Tây phương. Rồi, sự việc thực sự xảy ra. Bằng chứng hiển nhiên của các kinh nghiệm này đã thuyết phục tôi rằng sự thực hành Vajrasattva thực sự hiệu quả cho người Tây phương.

     

    Back

     

    Phước Huệ Temple
    Address: 365 Victoria St. Wetherill Park, NSW 2164
    Phone: (02) 9725 2324, Fax: (02) 9725 5385, Email: phuochue@phuochue.org