[20b13]
Trong tiểu phẩm V, chúng ta giải thích Chỉ và Quán được
thuyết như thế nào nhằm mục đích đưa hành giả về với
tánh Không tối thượng của vạn pháp, tức ‘đại xứ’
(ta-ch’u). (1)
[20b14]
Một bàn tay dính [nhựa thông] dễ bị dán chặt (2), và khó
ra khỏi giấc mơ say. Có những người đóng sách, tự câu
thúc [văn] nghĩa, và tuyên bố rằng cái hiểu của riêng họ
là đúng. Họ tranh đoạt với người để cướp lấy gạch,
sỏi mà tưởng rằng đó là lưu ly (3). Ngay cả những việc
thường ngày, những câu [kệ] đơn sơ họ cũng không lãnh
hội được (4), làm sao mà họ không lầm khi đến với lý
đạo thâm sâu và mật giáo? Ðó là lý do tại sao cần phải
luận về chỉ quy (chih-kuei).
[20b17]
‘Chỉ quy’ (5) đưa ra ý nghĩa [nơi chốn] hướng về, như
muôn dòng nước đổ vào biển lớn, hoặc những ngọn lửa
cháy bừng trên nền trời (6). Hành giả phải phân biệt những
ẩn tàng và đến được chỗ thâm sâu mà không kinh sợ (7).
Hãy như một người cận sự thông minh, luôn đoán biết được
nghĩa bóng của những chữ vua dùng (8). Bất cứ những gì
các ông nghe được từ pháp [Phật], phải biết rằng không
ngoài [bản hoài] đưa [chúng sinh] đến trí tuệ tối thượng
(9). Bất cứ những ai hiểu được điểm nầy tức hiểu được
‘chỉ quy đại xứ’ (chih-kuei ta-ch’u)`. ‘Chỉ’ có nghĩa
hướng dẩn chính mình đến ba tánh đức [Bồ Ðề] (10), và
‘quy’ có nghĩa là hướng dẩn người khác [nhận ra] chính
họ: đây là cái gọi là ‘chỉ quy’. Lại nữa, ‘quy’
có nghĩa là tự mình vào được ba tánh đức, và ‘chỉ’
có nghĩa là khiến người khác vào được. Ðó là mục tiêu
của phẩm ‘Chỉ Quy’.
Ba
đức tánh Bồ Ðề hoặc Chân Như
[20b23]
Giờ đây chúng ta lại giải thích về ‘chỉ quy’ với cả
hai nghĩa tổng (tsung) và biệt (pieh). Với một giải thích
giản lược thì chư Phật xuất hiện trên đời này do một
đại sự nhân duyên (11). [Vì bản hoài nầy, chư vị ứng
hiện nhiều thân tướng, dùng [những thân nầy] để hướng
dẩn chúng sinh chứng ngộ được pháp thân [vĩnh hằng và
vô tướng]. Một khi những chúng sinh nầy đã hiểu được
pháp thân, chư Phật và chúng sinh quy về pháp thân. Ngoài ra,
chư Phật cũng thuyết giảng nhiều loại pháp khác nhau, đưa
chúng sinh về nhất-thiết-chủng-trí (i-ch’ieh-chung-chih) (12).
Khi đã có được điều tối thượng nầy, chư Phật và chúng
sinh đồng về với bát nhã. Hơn nữa, chư Phật hiển thị
nhiều phương tiện, Phật lực, và ứng hóa, giải thoát chúng
sinh ra khỏi phiền não của họ. Chư Phật không chỉ giúp
một người diệt những trói buộc, mà những trói buộc của
tất cả chúng sinh diệt bởi năng lực tịch diệt của Như
Lai. Một khi những ràng buộc đã đứt lìa, cả chư Phật
và tất cả chúng sinh giải thoát. Kinh Niết Bàn nói: {đưa
tất cả con trẻ an nghỉ nơi bí mật tạng (pi-mi-tsang) mà
chính Ta đã trú ở đó tự lâu xưa} (13). Ðây là sự giản
lược hoặc những nét chính về ‘chỉ quy’.
[20c3]
Bây giờ là những [giải thích] chi tiết về ba đức tánh:
Có ba thân Phật, thân thứ nhất là thân tứ đại, thân thứ
hai là thân của [giáo] pháp, và thân thứ ba là thân chân thực.
‘Quy’ là lúc mà các hoạt dụng giáo hóa đã qua, có thể
được giải thích như sau: thân tứ đại quy về giải thoát,
thân giáo hóa quy về bát nhã, và thân chân thực quy về pháp
thân.
[20c6]
Chúng ta cũng sẽ nói về ba loại bát nhã: thứ nhất là đạo-chủng-trí
(tao-chung-chih), thứ hai là nhất-thiết-trí (i-ch’ieh-chih),
và thứ ba là nhất- thiết-chủng-trí (i-ch’ieh-chung-chih) (14).
‘Quy’ có nghĩa là sau khi việc hóa đạo dừng lại, và đạo-chủng-trí
quy về giải thoát, nhất-thiết-trí quy về bát nhã, và nhất-thiết-chủng-trí
quy về pháp thân.
[20c8]
Cũng có ba loại giải thoát: thứ nhất là giải thoát từ
chướng ngại của trí phàm phu, thứ hai là giải thoát từ
chướng ngại vào giáo thuyết, và thứ ba là giải thoát từ
chướng ngại của vô minh (15). Khi đã hoàn tất sự giáo truyền,
và quy về đại xứ, hành giả về với giải thoát khi không
còn những chướng ngại của trí phàm phu; về với bát nhã
khi không còn những trói buộc vào giáo thuyết, và về với
pháp thân khi không còn những trói buộc của vô minh. Như vậy,
khi nói về những phẩm tánh đặc thù nầy, ‘chỉ quy’ vẫn
là quy về mật tạng của ba đức tánh [Bồ Ðề hoặc chân
như].
Sự
không thể suy lường của ba đức tánh
[20c12]
Bây giờ [nói về] thực chất của ba đức tánh chẳng là
ba cũng chẳng là một nhưng bất khả tư nghị. Tại sao?
Nếu
chúng ta nói rằng pháp thân chỉ là pháp thân và chỉ có vậy,
thì cái gì chẳng phải là [chân] pháp thân. Vì thế, phải
biết rằng pháp thân là thân, trong khi, cùng lúc cũng chẳng
phải là thân, là thân mà cũng chẳng là thân. Nếu có người
trụ trong Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Surangama-samadhi) (16), người
ấy hiển lộ tất cả thân và tâm. Như vậy, chúng ta dùng
chữ ‘thân’. Một khi cái dụng đã thành tựu [những thân
nầy] giải thoát. Trí tuệ chiếu soi những hình tướng vô
biên là vô tướng, đó là lý do chúng ta nói rằng ‘chẳng
phải thân’. Một khi cái dụng đã làm xong, quy về pháp thân.
‘Quy’ có nghĩa rằng đến với sự chứng ngộ ba thân nầy
tướng chẳng đồng chẳng khác, và ‘chỉ’ có nghĩa là
thuyết giảng cho người rằng ba thân chẳng đồng chẳng khác.
Trong cả hai trường hợp, người ấy vào được mật tạng,
và đó là lý do tại sao chúng ta nói rằng ‘chỉ quy’.
[20c21]
Nếu chúng ta nói rằng bát nhã chỉ là bát nhã, và chỉ có
vậy, thì cái đó chẳng phải là [chân] bát nhã. Vì thế,
phải biết rằng chân bát nhã, đồng thời, biết, không-biết,
và chẳng phải những thứ nầy. Bát nhã ở thứ bậc đạo-chủng-trí
là cái trí phổ quát trên thế giới sự tướng (17), đó là
lý do tại sao chúng ta dùng chữ ‘biết’. Một khi hoạt dụng
đã làm xong, liền quy về giải thoát. Bát nhã ở thứ bậc
nhất-thiết-trí có cái biết thâm sâu chân thực (chen), đó
là lý do tại sao chúng ta dùng chữ ‘không-biết’. Một khi
hoạt dụng đã làm xong, liền quy về bát nhã. Bát nhã ở
thứ bậc nhất-thiết-chủng-trí có cái phổ trí của trung
đạo, đó là lý do tại sao chúng ta dùng chữ ‘chẳng biết
chẳng không biết’. Một khi hoạt dụng đã vẹn toàn, liền
quy về pháp thân. ‘Quy’ có nghĩa là chứng ngộ ba [tướng]
bát nhã chẳng tướng đồng chẳng tướng dị, và ‘chỉ’
có nghĩa thuyết giảng cho người rằng ba tướng bát nhã nầy
chẳng đồng chẳng khác. Cả hai đều vào được mật tạng,
và đó là lý do tại sao chúng ta dùng chữ ‘chỉ quy’.
[20c29]
Nếu chúng ta nói rằng giải thoát chỉ là giải thoát, và
chỉ có vậy, thì đó không phải là [chân] giải thoát. Vì
thế phải biết rằng [chân] giải thoát, đồng thời, là giải-thoát,
chẳng-giải-thoát, cũng như chẳng phải những thứ nầy. Giải
thoát ở thứ bậc phương tiện thanh tịnh (18) điều phục
chúng sinh hữu tình nhưng không bị chúng sinh làm ô nhiễm,
đó là lý do tại sao chúng ta dùng chữ ‘giải-thoát’. Một
khi việc phải làm đã làm xong liền quy về giải thoát. Giải
thoát ở thứ bậc viên tịnh thì không nhận tướng chúng
sinh hoặc tướng giải thoát, đó là lý do chúng ta dùng chữ
‘không-giải-thoát’. một khi việc phải làm đã làm toàn
vẹn liền quy về bát nhã. Giải thoát ở thứ bậc bản nhiên
thanh tịnh thì chẳng giải thoát chẳng không giải thoát. Một
khi việc phải làm đã làm đến chỗ viên thành liền quy về
pháp thân. Hoặc tự chứng ngộ, hoặc thuyết giảng cho người,
tam-giải-thoát nầy không có tướng đồng tướng dị. Cả
hai đồng thời vào được mật tạng, và đó là lý do tại
sao chúng ta dùng chữ ‘chỉ quy’.
Ba
đức tánh và ba sự ngăn ngại
[21a7]
Bây giờ nói về ba đức tánh chẳng ‘mới’ chẳng ‘cũ’,
nhưng đồng thời cả mới lẩn cũ (19). Tại sao vậy? Khi ba
chướng ngại (20) che mờ ba đức tánh, vô minh che mờ pháp
thân, tự trói buộc vào pháp môn thì che mờ bát nhã, và vô
trí ngăn ngại giải thoát. [Dưới những tình huống nầy],
chúng ta gọi tam chướng là ‘cũ’ bởi vì chúng đã có mặt,
và chúng ta gọi tam đức là ‘mới’ bởi vì chúng chỉ xuất
hiện khi tam chướng không còn. Nhưng [từ lối nhìn rốt ráo]
thì tam chướng tức tam đức, và tam đức tức tam chướng.
Vì tam chướng chính chúng không khác tam đức, tam chướng
tuyệt nhiên không phải là ‘cũ’. Và cũng như vậy, tam đức
tuyệt nhiên không phải là ‘mới’. Vì là mới mà cũng không
là mới, hành giả tương ưng với tam đức trên từng bước
đường [của đạo], và liền phát đại tâm chứng đắc Bồ
Ðề. Và vì là cũ mà đồng thời cũng không là cũ, tam chướng
đối trị và hàng phục mỗi bước đường từ sơ phát đại
tâm cho đến chứng đắc Phật quả. Vì là cả hai mới và
không-mới, cũ và không-cũ, tam đức hiện hữu như lý tánh
(li-hsing) vốn có. Nếu có người có được cái hiểu tổng
quát rằng tam đức chẳng mới chẳng cũ mà cũng mới cũng
cũ, rằng chúng chẳng cùng chẳng khác [với tam chướng], và
nếu có người chỉ dẩn cho người khác thuận theo [lý trên]-
thì giáo pháp thực sự chỉ quy bí mật tạng (chih-kuei pi-mi-t’sang
chung).
[21a
17] Bây giờ chúng ta sẽ giải thích [về tam chướng một cách
riêng rẽ]: Vô minh thì gọi là cũ vì đã có trước, trong
khi pháp thân hoặc giác ngộ hoặc trí tuệ chiếu soi (vidya)
thì gọi là mới vì diệt được vô minh. Nhưng [ở chỗ rốt
ráo thì] vô minh tức giác ngộ, và giác ngộ tức vô minh.
Vì vô minh chính nó đồng với giác ngộ, vô minh không phải
là cũ (có trước), và cũng như vậy, giác ngộ cũng không
phải là mới. Tự trói buộc vào pháp môn thì gọi là cũ
vì nó có trước, trong khi [thấy được] vô tướng thì đó
là mới vì nó bôi xóa sự trói buộc vào hình tướng. Nhưng
[ở chỗ rốt ráo thì] tướng tức vô tướng, và vô tướng
tức tướng. Cái nào là cái mới và cái nào là cái cũ? Sự
ngu tối chỉ cho cũ vì có trước, trong khi hiểu biết chỉ
cho mới vì xóa bỏ sự ngu tối. Nhưng [ở chỗ rốt ráo thì]
sự ngu tối chính nó đồng vớI hiểu biết, và kiến thức
đồng với sự ngu tối. Cái nào là mới và cái nào là cũ
?.
[21a24]
Nếu có người chứng đắc được rằng mới và cũ chẳng
đồng chẳng khác, hoặc tổng quát hoặc đặc thù, và nếu
có người dạy người dạy người khác thuận theo, thì đây
gọi là ‘chỉ quy bí mật tạng’. Một cặp đối nghịch
như tung và hoành, mở và đóng, thủy và chung (21), tất cả
đều được hiểu tương tự.
Ý
nghĩa của Chỉ và Quy
[21a
26] [Ý nghĩa của cặp] ‘Chỉ Quy’ cũng có thể được hiểu
như sau: chỉ, không-chỉ, chẳng chỉ chẳng không chỉ; quy,
không-quy, chẳng quy chẳng không quy- mỗi mỗi [có thể được
hiểu] vào mật tạng. Chỗ nầy có thể hiểu tương tự với
cách lập luận trước, vì ‘chỉ’ là tự giác, ‘không-chỉ’
là dạy người (22), và ‘chẳng chỉ chẳng không chỉ’ là
sự vắng bặt của cả ngã và tha.
[21a
27] Tánh tịch tịnh của tam đức diễn bày ‘chỉ quy’. Từ
ngữ nào có thể mô tả được nó? Người ta làm cách nào
để dán cho nó một nhãn hiệu? Nếu bắt buộc phải có tên
thì chúng ta gọi đó là trung đạo, chân như, pháp thân, chẳng
tịch chẳng chiếu (23). Hoặc là chúng ta dùng những danh từ
như ‘nhất thiết chủng trí’, ‘đại trí tuệ viên mãn’
(24), ‘bát nhã ba la mật’, ‘trí hoặc quán’; hoặc là
chúng ta gán cho nó những nhãn hiệu như ‘Thủ Lăng Nghiêm
tam muội’, ‘Ðại Bát Niết Bàn’, ‘giải thoát bất khả
tư nghị’ (25), hoặc ‘chỉ’.
[21b5]
Vì thế, phải biết rằng mỗi mỗi khía cạnh trong toàn bộ
[giáo lý] về phẩm tánh, ngữ ngôn, và thần thông [thị hiện]
đều vào mật tạng.
[21b6]
Chỉ quy nầy: Là gì? Ở đâu? Là ai? (26) . Ðường ngôn ngữ
bị cắt đứt (27), Cái tâm hành kia đã bị diệt (28). Tịch
diệt, như hư không. Ðây là cái chúng ta gọi là ‘chỉ quy’.
Những điều nầy sẽ được nói chi tiết trong đại phẩm
X (29).
HẾT
Tham
Khảo
1 Kogi
(2.89) nói rằng hành và chứng rốt ráo đưa hành giả về
nơi không còn đường phân chia giữa nhân (thực hành) và quả
(chứng ngộ), giữa ngã và tha.
2
Từ kinh Niết Bàn, T12.761a 17-b5. Ðọc kinh A Hàm (Samyuktagama,
T2.173b-c). Trong bản Pali (Samyutta-nikaya, 47.1.7) là đoạn ‘kinh
Khỉ’ (Makkata-sutta), do Rhys-Davids và Woodward dịch trong tác
phẩm ‘The Book of the Kindred Saying’, 5.127-128. Những ai còn
quẩn quanh trong vòng trói buộc và trong những lối thấy nghiêng
ngữa sánh với chú khỉ không thể ngừng sờ tay vào chất
keo mà người thợ săn đã gài bẫy. Một tay của chú đã
bị dính keo, và khi chú cố sức thoát ra thì cả tay kia, hai
chân, và miệng đều bị keo dán chặt. Rồi thì người thợ
săn trở lại, dùng cây sào kéo chú khỉ khốn khổ kia lên,
sẳn sàng một món ăn cho buổi chiều. Chú khỉ tượng trưng
cho phàm phu (prthagjana) chưa có được cái nhìn chân chính vào
pháp Phật, người thợ săn tượng trưng cho tà quái, và hủ
keo tượng trưng cho lòng mong cầu ái dục. Trong kinh Niết Bàn
có một tỷ dụ nói rộng về khuynh hướng [dụng tâm] của
phàm phu- tức trói buộc và thiên lệch- giảng sai lạc giáo
lý của Phật và Bồ Tát về tâm, nhân duyên, và nhân quả.
3
Từ kinh Niết Bàn, T12.617c.
4
Chan-jan (T46.215b27-8) phê bình ở đây rằng: {Cũng có những
người vào được lý thậm thâm nhưng chưa có được thực
nghiệm, như những vị thiền-sư-đốn-ngộ (tun-wu ch’an-shih)
từ Tao-shu thuộc đạo tràng K’uai-chi, có thể biết được
pháp thâm sâu nhưng lại hoàn toàn không biết những vấn đề
thường nhật}.
5
Chan-jan (T46.215b29-c2) nói: {‘Bản văn’ chỉ cho giáo pháp,
‘Chỉ’ là ý nghĩa hoặc sự diễn đạt. ‘Quy’ là hướng
về. ‘Chỉ quy’ có nghĩa là nơi mà giáo pháp hướng về}.
6
Chan-jan (T46.215c2-3) nói tương tự: {Nước và lửa sánh với
giáo hoặc pháp, lối quy về như được nói trong bản văn,
và biển lớn với trời xanh tượng trưng cho các nơi chốn
mà giáo pháp phát sinh}.
7
Chan-jan (T46.215c3-4) nói: {Nếu cái hiểu của các ông thâm nhập
vào mật giáo, và hiểu được nguyên lý thâm sâu, thì các
ông sẽ không làm phí phạm giáo lý siêu việt, cũng không
làm trở ngại những nguyên lý thông thường}.
8
Dựa vào một tỷ dụ trong kinh Niết Bàn, T12.662b. Ở đây
Phật so sánh một vị vua ra lệnh mang saindhava đến cho vua.
Trong Phạn ngữ, chữ saindhava không rõ nghĩa, có thể đến
từ chữ sindhu (sông, Ấn hà, biển, hoặc thành phố Sind),
và cũng có thể là ‘thuộc về biển, con ngựa thành Sind,
hoặc một người từ thành Sind, muối ở Sind, một bình chứa
nước v.v... Kinh đưa ra bốn nghĩa khả dĩ: muối, bình chứa
nước, nước, và ngựa. Chỉ có người cận thần thông minh
mới có thể đoán biết ông vua nầy muốn vật gì trong bốn
thứ theo thời điểm: muối nếu vua đang ăn, bình nước nếu
vua muốn uống, nước nếu vua muốn rửa, và ngựa nếu vua
muốn ra ngoài. Cũng vậy, người học pháp Phật thông minh
biết rằng khi Phật thuyết (Tiểu Thừa) rằng vạn pháp là
vô thường, khổ, vô ngã, và bất tịnh; Phật muốn dạy,
một cách thâm sâu rằng tánh của vạn pháp là thường, lạc,
ngã, và tịnh.
9
Sarvajnabhumi. Hoặc nền tảng hoặc sự chứng đắc Phật trí-
tức Bồ Ðề. Danh từ nầy xuất hiện trong kinh Pháp Hoa (đọc
T9.19a).
10
Pháp thân, bát nhã, và giải thoát, theo kinh Niết Bàn (T12.616b8-14)
trình bày tam Bồ Ðề thường trụ hoặc giác ngộ.
11
Gián tiếp nói đến đoạn kinh nổi tiếng trong phẩm ‘Phương
Tiện’ kinh Pháp Hoa (T9.7a 21-28; Hurvitz, 30): {Chư Phật, Thế
Tôn xuất hiện trên thế gian nầy vì muốn chúng sinh nghe được
tri kiến Phật, và giúp chúng sinh thanh tịnh. Chư Phật xuất
hiện... khai thị, ngộ, và nhập tri kiến Phật}.
12
Sarvakarajnata- trí thứ ba và là trí cao nhất nói trong Pancavimsati
và Ðại Trí Ðộ Luận, thường được tôn giả Tuệ Tư và
Trí Khải nói đến như những thí dụ trong tam đế. Ðọc
T25.257c-260c; Lamotte, Traité, 4.1758-1759. Nhất Thiết Chủng Trí
là trí Phật và Bồ Tát bất thối chuyển, là những bậc,
theo Thiên Thai Tông đã mở Phật nhãn và vào thẳng trung đạo.
Trí thứ nhất- Nhất Thiết Trí (sarvajnata) là trí tuệ vào
Không, hợp với trí giải thoát của Nhị Thừa và Bồ Tát
sơ phát tâm. Trí thứ hai- Ðạo Chủng Trí (margajnata) là trí
của Giả đế, hợp với trí tuệ phương tiện thiện xảo
của Bồ Tát Ðại Thừa.
13
T12.616b8. Ðoạn văn kinh tiếp tục nói về bí mật tạng tương
ưng với ba đức tánh (pháp thân, bát nhã, và giải thoát)
trong sự hòa hợp viên mãn. Chúng chẳng đi theo đường tung
hoặc đường hoành nhưng hiện diện bình đẳng vẹn toàn
như ba dấu gạch làm thành chữ {i} trong văn tự Siddham, hoặc
như ba con mắt trên trán của Mahesvara.
14
Trí tuệ thứ ba nói trong ghi chú 12 ở trên.
15
Không rõ xuất xứ về ba chướng ngại nầy. Cũng không thấy
trong những chú giải và luận đề của Chan-jan, Kogi, Shiki,
Kojutsu.
16
Trong kinh xưng tán cùng tên (T no. 642), đây là tam muội thứ
nhất trong 108 đại tam muội ghi trong Ðại Trí Ðộ Luận (và
Pancavimsati), T25. 396b27 và 398c27 nói rằng Bồ Tát biết tướng
trạng, sự tương ứng, và chiều sâu của tam muội nầy như
một tướng quân biết được sức mạnh của binh sĩ. Cũng
vậy, một Bồ Tát đã chứng được tam muội nầy thì không
một thiên ma, phiền não ma nào có thể làm hại, như một
vị chuyển luân vương... có thể vào tất cả mọi nơi không
trở ngại. Thiên Thai Tông so sánh với sự chứng đạt được
trung đạo, nhất thiết chủng trí, mở được Phật nhãn,
vào sơ trụ (của Viên giáo). Ðọc ‘Tiểu Chỉ Quán’, T46.472c9-473a
10.
17
Kogi (2.95) nói rằng không lầm lỗi trong sự nhận thức về
sự tướng.
18
Loại thứ nhất trong ba loại giải thoát, hai loại kia là (b)
viên tịnh giải thoát, và (c) bản nhiên thanh tịnh giải thoát.
Trí Khải nói về những loại giải thoát nầy nhiều nơi trong
Maha Chỉ Quán (T46.140b) cũng như trong ‘Duy Ma Kinh Huyền Sớ’
(Wei-mo ching huan-shu, T38.553c2) và ‘Kim Quang Minh Huyền Nghĩa’
(Chin-kuang-ming huan-i, T46.140b) là ‘tam Niết Bàn’. Cũng như
Maha Chỉ Quán ở đây, cả ba trường hợp đều được nói
đến trong những phần nói về ba đức tánh (pháp thân, bát
nhã, và giải thoát).
19
Chan-jan (T46.216a 23-25) và Kogi (2.96) đều nói rằng ‘tam chướng’
nên đi cùng với ‘tam đức’ ở đây. Chan-jan nói: {[Ở đây]
có phần luận tổng quát về tam đức và tam chướng, nơi
mà những chướng ngại và tánh đức trong sự tương phản
[được cho thấy] là không khác, mà đồng thời cũng là khác.
Nếu có người luận về chướng và đức theo cái nhìn về
lý (li), chúng là bất nhị, và như vậy không có [bất cứ
sự phân chia] giữa ‘mới’ và ‘cũ’.
20
Tam chướng (san-chang) nói đến ở đây không khác avarana-traya
hoặc phiền não chướng, nghiệp chướng, và sự tương tự
thường thấy trong Maha Chỉ Quán, ngoài ba chướng ngại đề
cập đến ở trên như vô trí, trói buộc vào hình tướng,
và vô minh. Chan-jan (T46.216b2) có ý rằng ba chướng ngại tương
tự với tam hoặc : kiến hoặc, tu hoặc và trần sa hoặc (làm
chướng ngại phương tiện hạnh của Bồ Tát), và căn bản
vô minh (làm chướng ngại trung đạo). Lối nhìn nầy dường
như căn cứ vào ‘Pháp Hoa Huyền Nghĩa, T33.742b28-c18’.
21
Chan-jan (T46.216b4-5) nói: {Khi đưa ra tam đức trong đoạn văn,
pháp thân phải đi trước, rồi đến bát nhã, và sau cùng
là giải thoát. Ðây gọi là theo đường ‘tung’. Nhưng khi
luận từng phần một, theo ý nghĩa để một được phát huy
và phân tích như ba, thì là theo đường ‘hoành’. Ðây cũng
là cái chúng ta gọi là ‘quảng’. Ba thu về một là cái
chúng ta gọi là ‘hiệp’. Khởi tâm cầu giác ngộ là ‘thủy’,
và chứng quả Bồ Ðề là ‘chung’. Hoặc [thuyết pháp tại]
vườn nai là ‘thủy’, và [nằm xuống giữa] hai tàng cây
là ‘chung’}.
22
Kogi (2.98) nói: {‘không-chỉ’ vì giáo pháp phải ứng hợp
với những mê vọng của họ (thay vì theo chân lý).
23
Tương tự như Chỉ và Quán được hiểu ở đây là kết quả
của tu tập hơn là một dụng cụ để đến chỗ cứu cánh.
24
Tên gọi trí Phật, trong kinh Pháp Hoa (T9.32b29).
25
Từ phẩm kinh cùng tên trong kinh Duy Ma Cật, T14.546b-c. Một
Bồ Tát đạt đến giải thoát có thể đặt núi Tu Di vào
một hạt cải, biển lớn vào một lỗ chân lông, nắm cả
vũ trụ trong bàn tay, và khiến thời gian dài ngắn theo ý muốn-
vì Bồ Tát đã chứng ngộ được tánh rỗng lặng của tất
cả những điều nầy.
26
Kogi (2.100) nói rằng câu thứ nhất trong ba câu hỏi nầy xóa
bỏ danh (chủ quan), câu thứ hai xóa bỏ sắc (khách quan), và
câu thứ ba xóa bỏ ngã ( nhìn như hiện hữu). Không có gì
còn lại.
27
Sarva-vada-carya-uccheda.
28
Citta-pravrtti-sthiti-nirodha.
29
Những bài giảng về phẩm X, như nói trên, đã không bao giờ
được hoàn thành.
Thư
mục
A Tỳ
Ðạt Ma Câu Xá Luận của Thế Thân, Huyền Trang dịch, T vol.
no. 1558.
A
Tỳ Ðạt Ma Tỳ Bà Sa luận, Huyền Trang dịch, T vol. 27, no.1545.
A
Xà Thế Vương Vấn Ngũ Nghịch Kinh, Pháp Cự dịch, T vol. 14,
no. 508.
Chiêm
Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh, Bồ Ðề Ðăng (Bodhidipa) dịch,
T vol. 17, no. 839.
Thiền
Môn Quy Thức, Hoài Hải, T 51.250c-251b.
Trường
A Hàm Kinh, Giác Minh (Buddhayasas) và Trúc Phật Niệm (Chu Fo-nien)
dịch, T vol. 1, no. 1.
Thành
Thật Luận, Cưu Ma La Thập dịch, T vol. 32, no. 1646.
Thất
Phật Bát Bồ Tát Sở Thuyết Ðà La Ni Thần Chú Kinh, không
rõ người dịch vào đời Ðông Tấn, T vol.21, no. 1332
Già
Da Sơn Ðỉnh Kinh, Bồ Ðề Lưu Chi (Bodhiruci) dịch, T vol. 14.
no. 465.
Thiên
Thủ Nhãn Ðại Bi Tâm Chú Hành Pháp, Tri Lễ (Chih-li), T vol.
46, no. 1950.
Trí
Giả Ðại Sư Truyện Luận, Phật Tổ Thống Kỷ, T49. 440a-c.
Chỉ
Quán Phụ Hành Truyền Hoằng Quyết, Trạm Nhiên, T vol.46, no.
1912.
Chỉ
Quán Nghĩa Lệ, Trạm Nhiên, T vol. 46, no. 1913.
Chỉ
Quán Ðại Ý, Trạm Nhiên, T vol. 46, no. 1914.
Kim
Quang Bát Nhã Ba La Mật Kinh, Cưu Ma La Thập, T vol. 8, no. 235.
Kim
Quang Bát Nhã Ba La Mật Kinh Luận, Thế Thân, Bồ Ðề Lưu Chi
dịch, T vol. 25, no. 1511.
Kim
Quang Minh Sám Pháp, Trí Khải, Quốc Thanh Bách Lục, T46. 796a-b.
Kinh
Lễ Pháp, Trí Khải, Quốc Thanh Bách Lục, T46. 794a-795a.
Cảnh
Ðức Truyền Ðăng Lục, Ðạo Nguyên, T vol. 51, no. 2076.
Triệu
Luận, Tăng Triệu, T vol. 45, no. 1858.
Tịnh
Ðộ Thập Nghi Luận, Trí Khải, T vol. 47, no. 1961.
Thỉnh
Quán Thế Âm Sám Pháp, Trí Khải, Quốc Thanh Bách Lục, T46.795b-796a.
Thỉnh
Quán Thế Âm Bồ Tát Tiêu Phục Ðộc Hại Ðà La Ni Kinh, Nan
Ðề dịch, T vol. 20, no. 1043.
Thỉnh
Quán Âm Kinh Sớ, Quán Ðảnh, T vol. 39, no. 1800.
Cứu
Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận, Lặc Na Ma Ðề (Rattnamati)
dịch, T vol. 31, no. 1611.
Cưu
Ma La Thập Pháp Sư Ðại Nghĩa, Cưu Ma La Thập và Lô Sơn Huệ
Viễn, T vol. 45, no. 1856.
Chư
Pháp Vô Hành Kinh, Cưu Ma La Thập dịch, T vol. 15, no. 650.
Chú
Duy Ma Cật Kinh, Tăng Triệu, T vol. 38, no. 1775.
Xuất
Diệu Kinh, Trúc Pháp Niệm dịch, T vol. 4, no. 212.
Giác
Ý Tam Muội, Trí Khải. (Ðọc Thích Maha Bát Nhã Ba La Mật Kinh
Giác Ý Tam Muội).
Trung
Luận, Long Thọ, Cưu Ma La Thập dịch, T vol. 30. No. 1564.
Trung
A Hàm Kinh, Tăng Già Ðề Bà dịch, T vol. 1, no. 26.
Pháp
Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, Tuệ Tư, T vol. 46. no. 1926.
Pháp
Hoa Kinh Sớ (Ðạo Sinh), HTC vol. 150.
Pháp
Hoa Kinh Nghĩa Ký, Pháp Dung, T vol. 33, no. 1715.
Pháp
Hoa Huyền Nghĩa, Trí Khải. Ðọc Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền
Nghĩa.
Pháp
Hoa Huyền Nghĩa Thích Tiêm, Trạm Nhiên, T vol. 33, no. 1717.
Pháp
Hoa Tam Ðại Bộ Bổ Chú, Tùng Nghĩa, HTC vols. 43-44.
Pháp
Hoa Tam Muội Sám Nghi, Trí Khải, T 46, no. 1941.
Pháp
Hoa Thập Diệu Bất Nhị Môn Thị Châu Chỉ, Nguyên Thanh, HTC
100.
Pháp
Hoa Văn Cú, Trí Khải. Ðọc Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú.
Pháp
Hoa Văn Cú Ký, Trạm Nhiên, T34. 1719.
Phương
Ðẳng Sám Pháp, Trí Khải, T46.796b-798c.
Phương
Ðẳng Tam Muội Hành Pháp, Trí Khải, T46.1940.
Phương
Ðẳng Ðà La Ni Kinh. Ðọc Ðại Phương Ðẳng Ðà La Ni Kinh.
Phật
Tổ Thống Kỷ, Chí Bàn, T49.2035.
Phú
Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện, Ðàm Diệu, T50.2058.
Tượng
Pháp Quyết Nghi Kinh, T85. 2870.
Tiểu
Chỉ Quán, Trí Khải. Ðọc Tu Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp
Yếu.
Tâm
Kinh. Ðọc Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh.
Tu
Tập Chỉ Quán Tọa Thiền Pháp Yếu, Trí Khải, T46. 1915.
Hoa
Thủ Kinh, Cưu Ma La Thập, T16.no.657.
Hoa
Nghiêm Kinh. Ðọc Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh.
Hoằng
Minh Tập, Tăng Hựu, T52.2102.
Nhân
Vương Kinh. Ðọc Nhân Vương Bát Nhã Ba La Mật Kinh.
Nhân
Vương Bát Nhã Ba La Mật Kinh, Cưu Ma La Thập dịch, T8.245.
Như
Lai Bí Mật Tạng Kinh, không rõ người dịch, T17.821.
Như
Lai Tạng Kinh. Ðọc Ðại Phương Ðẳng Như Lai Tạng Kinh.
Thụy
Ũng Kinh. Ðọc Thái Tử Thụy Ũng Bổn Khởi Kinh.
Quán
Âm Dung Tâm Giải, Tri Lễ. Ðọc Tứ Minh Tôn Giả Giáo Hành
Lục, T46. 865c-868a.
Quán
Phật Tam Muội Hải Kinh, Phật Ðà Bạt Ðà (Buddhabhadra) dịch,
T15.643.
Quán
Tâm Luận, Trí Khải, T46. no. 1920.
Quán
Tâm Luận Sớ, Quán Ðảnh, T36. No. 1921.
Quán
Hư Không Tạng Bồ Tát Kinh, Ðàm Ma Mật Ða (Dharmamitra) dịch,
T9. No. 277.
Quán
Phổ Hiền Kinh. Ðọc Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp Kinh.
Quán
Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp Kinh, Ðàm Ma Mật Ða dịch, T9.
277.
Quán
Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ, Trí Khải, T37.1750.
Quán
Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ, Thiện Ðạo, T37.1753.
Quán
Vô Lượng Thọ Phật Kinh Sớ Diệu Tông Sao, Tri Lễ, T37.1751.
Quốc
Thanh Bách Lục, Quán Ðảnh, T46.1934.
Lăng
Già A Bạt Ða La Bảo Kinh, Cầu Na Bạt Ðà La (Gunabhadra) dịch,
T16.670.
Lập
Chế Pháp, Trí Khải, đọc Quốc Thanh Bách Lục T46.793b-794a.
Lục
Tức Nghĩa, Hạnh Mãn, HTC 100.
Lục
Diệu Pháp Môn, Trí Khải, T46.1917.
Maha
Chỉ Quán Phụ Hành Giảng Nghĩa, Chiku.
Maha
Chỉ Quán Phụ Hành Giảng Thuật, Shudatsu.
Di
Lặc Hạ Sanh Thành Phật Kinh, Cưu Ma La Thập dịch T14.454.
Diệu
Pháp
Liên Hoa Kinh, Cưu Ma La Thập dịch, T9.262.
Diệu
Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Nghĩa, Trí Khải, T36.1716.
Diệu
Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú, Trí Khải, T34.1718.
Maha
Chỉ Quán, Trí Khải, T46.1911.
Maha
Chỉ Quán Phụ Hành Sưu Yếu Ký, Trạm Nhiên, HTC. 99
Maha
Bát Nhã Ba La Mật Kinh, Cưu Ma La Thập dịch, T8.223.
Maha
Bát Nhã Ba La Mật Ðại Minh Chú Kinh, Cưu Ma La Thập dịch,
T8.250.
Maha
Tăng Kỳ Luật, Phật Ðà Bạt Ðà và Pháp Hiển dịch, T22.1425.
Ban
Châu Tam Muội Kinh, Chi Lâu Ca Sấm (Lokaksema) dịch, T13.418.
Hiền
Hộ Bồ Tát Kinh, không rõ người dịch, T13.419.
Bát
Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh, Huyền Trang dịch, T8.251.
Bi
Hoa Kinh, Ðàm Vô Sấm dịch, T3.157.
Biệt
Lập Chúng Chế, Tuân Thức, HTC 101.309-311a.
Phổ
Lễ Pháp, Trí Khải. Ðọc Quốc Thanh Bách Lục, T46.795a-b.
Bồ
Tát Ðịa Trì Kinh, Ðàm Vô Sấm dịch, T30.1581.
Bồ
Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh, Trúc Phật Niệm, T24.1485.
Tam
Quán Nghĩa, Trí Khải, HTC 98.
Tam
Báo Luận, Lô Sơn Huệ Viễn. Ðọc Hung-ming-chi, T52.34b-34c.
Sách
Ðịnh Chỉ Quán, Lương Túc, HTC 99.
Thắng
Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Ðại Phương Tiện Phương Quảng
Kinh, Cầu Na Bạt Ðà La dịch, T12.353.
Thích
Thiền Ba La Mật Thứ Ðệ Pháp Môn, Trí Khải, T46.1916.
Thập
Trụ Tỳ Bà Sa Luận, Long Thọ. Cưu Ma La Thập dịch, T26.1521.
Thích
Môn Quy Kính Kinh, Ðạo Tuyên, T45.1896.
Thích
Maha Bát Nhã Ba La Mật Kinh Giác Ý Tam Muội, Trí Khải, T46.1922.
Thập
Bất Nhị Môn, Trạm Nhiên, T46.1927.
Thập
Bất Nhị Môn Chỉ Yếu Sao, Tri Lễ, T46.1928.
Thập
Tụng Luật, Công Ðức Hoa (Punyatara) và Cưu Ma La Thập dịch,
T23.1435.
Thập
Ðịa Kinh Luận, Thế Thân. Bồ Ðề Lưu Chi dịch, T26.1522.
Sử
Thiệp Diên Khánh Tự, Tri Lễ. Ðọc Tứ Minh Tôn Giả Giáo
Hành Lục, T46.909a-910a.
Thủ
Lăng Nghiêm Tam Muội Kinh, Cưu Ma La Thập dịch, T15.642.
Tứ
Giáo Nghĩa, Trí Khải, T46.1929.
Tứ
Phần Luật, Giác Minh Sa Môn và Trúc Phật Niệm, T22.1428.
Tư
Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh, Cưu Ma La Thập dịch, T15.586.
Tứ
Minh Tôn Giả Thực Lục, Tắc Toàn. Ðọc Tứ Minh Tôn Giả
Giáo Hành Lục, T46.919b-920a.
Tứ
Minh Thập Nghĩa Thư, Tri Lễ, T46.1936.
Tứ
Minh Tôn Giả Giáo Hành Lục, Tông Hiểu soạn, T46.1937.
Tứ
Niệm Trụ, Trí Khải, T46.1918.
Tùy
Thiên Thai Trí Giả Ðại Sư Biệt Truyện, Quán Ðảnh, T50.2050.
Tùy
Tự Ý Tam Muội, Tuệ Tư, HTC.98.
Ðại
Trí Ðộ Luận, Long Thọ. Cưu Ma La Thập dịch, T25.1509.
Ðại
Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Phật Ðà Bạt Ðà dịch,
T9.278.
Ðại
Phương Tiện Phật Báo Ân Kinh, không rõ người dịch, T3.156.
Ðại
Phương Ðẳng Như Lai Tạng Kinh, Phật Ðà Bạt Ðà dịch, T16.666.
Ðại
Phương Ðẳng Ðại Tập Kinh, T13.397. Dharmaksema dịch.
Ðại
Phương Ðẳng Ðà La Ni Kinh, Pháp Chúng, T21.1339.
Ðại
Phật Ðảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ
Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh, Pan-tz’u-mi-ti dịch, T19.945.
Ðại
Hoa Nghiêm Trưởng GiảVấn Phật Na La Diên Luật Kinh, T14.547.
Ðáp
Hoàn Huyền Minh Báo Ũng Luận, Lô Sơn Huệ Viễn. Ðọc Hung-ming-chi,
T52.33b-34a.
Ðại
Bát Niết Bàn Kinh, Dharmaksema dịch, T12.374.
Ðại
Bát Niết Bàn Kinh, Huệ Nghiêm dịch và hiệu đính, T12.375.
Ðại
Bát Niết Bàn Kinh Tập Giải, Bảo Lượng, T37.1763.
Ðại
Bảo Tích Kinh, Bồ Ðề Lưu Chi dịch, T11.310.
Ðại
Thừa Khởi Tín Luận, Mã Minh, T32.1666.
Ðại
Thừa Nghĩa Chương, Tịnh チnh Huệ Viễn, T44.1851
Thái
Tử Thụy Ũng Bổn Khởi Kinh, Chi Khiêm, T3.185.
Thiên
Trúc Biệt Tập, Huệ Quán HTC 101.
Thiên
Trúc Tự Thập Phương Trụ Trì Nghi, Tuân Thức HTC101.306b-309a.
Thiên
Thai Thiền Lâm Tự Tỵ, Lương Túc. Ðọc Phật Tổ Thống Kỷ,
T49.438b-c.
Thiên
Thai Giáo Tùy Hàm Mục Lục, Tuân Thức, HTC 101.263b-266b.
Thiên
Thai Chỉ Quán Thống Lệ, Lương Túc. Ðọc Phật Tổ Thống
Kỷ, T49.438c-440a.
Thiên
Thai Tứ Giáo Nghi, Ðế Quán, T46.1931.
Tạp
A Hàm Kinh, Cầu Na Bạt Ðà La dịch, T2.99.
Thiên
Thai Tổ Thừa Ký, Tuân Thức, THTC 101.262b-263b.
Tạp
A Tỳ Ðàm Tâm Luận, Pháp Cứu tôn giả (Dharmatrata) soạn.
Tăng Già Bạt Ma (Sanghavarman) dịch, T28.1552.
Tăng
Tu Giáo Uyển Thanh Quy, Tự Khánh, HTC. 101.
Tăng
Nhất A Hàm Kinh, Tăng Già Ðề Bà (Sanghadeva) dịch, T2.125.
Tối
Diệu Thắng Ðịnh Kinh, Quan Khẩu Chân Ðại , Tokyo: Iwanami
bunko, 1969. Thiên Thai Chỉ Quán Nghiên Cứu.
Duy
Ma Cật Sở Thuyết Kinh, Cưu Ma La Thập dịch, T14.475.
Duy
Ma Kinh Huyền Sớ, Trí Khải, T38.1777.
Vị
Tằng Hữu Nhân Duyên Kinh, Ðàm Cảnh dịch, T17.754.
Văn
Thù Sư Lợi Sở Thuyết Maha Bát Nhã Ba La Mật Kinh, Mạn Ðà
La Tiên (Mandrasena) dịch, T8.232.
Văn
Thù Sư Lợi Vấn Kinh, Tăng Già Bà La (Sanghabara) dịch, T14.468.
Văn
Thù Sư Lợi Vấn Bồ Ðề Kinh, Cưu Ma La Thập dịch, T14.464.
Ngũ
Phần Luật, Phật Ðà Thập (Buddhajiva) và Trúc Ðạo Sinh dịch,
T22.1421.
Vô
Lượng Nghĩa Kinh, Ðàm-Ma-Già-Ðà-Da-Xá (Dharmagatayasas) dịch,
T9.276.
Ương
Quật Ma La Kinh, Cầu Na Bạt Ðà La (Gunabhadra) dịch, T2.120.