NỀN TẢNG PHẬT HỌC THIÊN THAI TÔNG
NHỊ ĐẾ ĐƠM HOA TRÊN ĐẤT TRUNG QUỐC

(Foundations of T'ien T'ai Philosophy)
Paul L. Swanson biên soạn
Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2010


Mục Lục | Lời Nói Đầu | Tựa | Chương Một | Chương Hai | Chương Ba | Chương Bốn | Chương Năm | Chương Sáu | Chương Bảy | Chương Tám | Bản dịch: Pháp Hoa | Phần Ghi chú về bản văn | Phần Ghi chú về bản dịch | Đồ biểu

___________________________________________________

PHẦN PHỤ CHÚ BẢN DỊCH

1.    Mục tthứ nhất là phần lưu thông của tất cả các kinh (đọc nội dung Fa hua hsuan i,     pp. 159-163). Từ đây cho đến chương cuối của Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Thiên     Thai Trí Khải luận về những giáo pháp đặc thù và ý nghĩa kinh Pháp Hoa.
2.    Giáo pháp của Phật khác nhau tùy thời điểm [vì muốn] khế hợp với căn cơ thính     chúng, nhưng bản hoài và giáo lý căn bản được Phật nhấn mạnh thì là một.
3.    Một cách rốt ráo, tất cả thiện hạnh là Bồ tát hạnh chân chánh với mục tiêu duy     nhất là đưa chúng sinh đến Phật quả.
4.    Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, 500 vị tỳ khiêu hỏi ngài Xá Lợi Phất về nhân tái s    inh luân hồi, và mỗi vị trình bày cách hiểu của riêng mình đối với câu trả lời đưa     đến tứ quả A la hán. Có người nói rằng vô minh và tham ái làm nhân tái sinh luân     hồi; người khác cho rằng từ trói buộc và năm món dục, nghiệp v.v... Ngài Xá Lợi     Phật thưa hỏi Phật vị tỳ khiêu nào trong 500 vị đã trả lời đúng, Phật đáp rằng     “Không có ai sai”. Đọc T12, 820b2-19; Yamamoto III, 868-869.
5.    Phẩm thứ tám về không-hai, kinh Duy Ma Cật, 31 vị Bồ tát (ngài Văn Thù Sư Lợi     là vị thứ 32), mỗi người nói ra cái hiểu của riêng mình về “vào pháp không-hai”     (advaya-dharma-mukkhpravesa). Ngài Văn Thù tán thán tất cả rằng “tất cả những     gì đã nói đều đúng”. Tuy nhiên, ngài Văn Thù nói thêm rằng, vì họ đã dùng ngôn     từ để diễn đạt cái hiểu của họ về pháp không-hai nên lối giải thích của họ vẫn hàm     chứa nhị nguyên. Tiếp theo là bối cảnh quan trọng khi ngài Văn Thù hỏi ngài Duy     Ma Cật nghĩ gì về pháp không-hai, và ngài Duy Ma Cật yên lặng, là sự “diễn đạt”     viên mãn ý nghĩa không-hai. T14, 550b-551a; đọc thêm bản dịch Anh ngữ của     Sara Boin về tác phẩm L'enseignement de Vimalakirti, 1976, 188-203 của     Lamotte.
6.    The Shakusen kogi chỉ cho Đại Trí Độ Luận, mục 48-3 (T25, 402a), nhưng tôi     chưa tìm được đoạn văn khế hợp. Đọc Bukkyo taikei-i, 421.
7.    Sổ tức quán. Trung Hoa thường nhìn đây là pháp thiến quán Tiểu thừa.
8.    Thiên Thai Trí khải thường dùng cụm từ nầy để nói về mục tiêu hành trì “bất khả     đắc”. Vì tất cả các pháp thiếu tự tánh nên không có gì gọi là chứng đắc. Một cách     giải thích hoặc sử dụng khác nhóm chữ nầy là cái được nói đến vượt ngoài ngôn     từ, tức là người ta không thể nắm bắt một cách khái niệm các pháp bắt nguồn từ     đâu, đi về đâu, là cái gì v.v..., vì chúng là không.
9.    Hoặc “nguyên lý thực hành”.
10.    Gunabhadra là một người Bà La Môn từ Trung Ấn đến Trung quốc vào đầu thế kỷ     thứ 5. Đọc phần tiểu sử trong Kao seng chuan, T50, 340a-342b. Dẩn chứng nầy     tìm thấy ở cuối phần tiểu sử 342a 21.     
11.    T25, 190c3. Bài kệ tiếp tục: “những tên gọi khác nhau được dùng khế hợp với căn     cơ chúng sinh”. Lamotte, với bản dịch Pháp ngữ Le Traité de la Grande Vertu de     Sagesse 1949, Vol. 2, 1062:
              La Prajna est un Dharma unique
              Auquel le Buddha  applique toutes sortes de noms;
              Selon les capacites des êtres,
              Il lui applique des vocables différents.
12.    Đọc kinh Đại Bát Niết Bàn, phần thuyết về ý nghĩa giải thoát. T12, 632a 26-    635c8; Yamamoto I, 115-130.
13.    Đọc kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 810b8-12; Yamoto III, 830.
14.    Đọc ẩn dụ về căn nhà lửa trong kinh Pháp Hoa, T9, 14c17-18; Hurvitz, Lotus     Sutra, 71.
15.    Đọc ẩn dụ về căn nhà lửa trong kinh Pháp Hoa, T9, 15a13; Hurvitz, Lotus Sutra,     74.
16.    Một từ thường được dùng trong Đại Trí Độ Luận, kinh Pháp Hoa, và Phật học     Thiên Thai Tông, chỉ cho một khía cạnh khả hữu của thực tại. Đọc phẩm “Phương     Tiện”, kinh Pháp Hoa, T9, 5a-b; Hurvitz, Lotus Sutra, 22ff. Hoặc, trong phần giới     thiệu kinh Pháp Hoa “giáo lý về thực tướng của các pháp mà Ta đã thuyết cho các     ngươi”( Hurvitz, Lotus Sutra, 19).
17.    Một câu quan trọng khác trong phẩm “Phương Tiện”, kinh Pháp Hoa. Đọc T9, 7a-    b; Hurvitz, Lotus sutra, 30ff.
18.    Đây là những việc người cha giao phó cho người con nghèo cùng để giúp người     con trưởng thành. Đọc ẩn dụ về người cùng tử, kinh Pháp Hoa; Hurvitz, Lotus     Sutra, 87, T9, 16b-17.
19.    Ekabhumi. Chỉ cho một mặt đất làm nền móng cho cỏ cây đâm chồi. Đọc ẩn dụ về     các loại cỏ thuốc, kinh Pháp Hoa, T9, 19b5. Hurvitz, Lotus Sutra, 101-102, được     phiên dịch như sau: “Một đám mây dày đặc bao phủ, che trọn ngàn triệu thế giới,     và cùng lúc mưa rơi khắp đây đó như nhau, thấm nhuần mọi nơi. Cỏ cây, buội     rừng, và các cỏ thuốc, hoặc rễ, thân, cành, lá nhỏ; hoặc rễ, thân, cành, lá bậc trung;     hoặc rễ, thân, cành, lá lớn rộng; tất cả các cây, lớn và nhỏ; hoặc cao, hoặc vừa tầm,     hoặc thấp; tất cả đều tiếp nhận được [nước mưa]. Cùng một đám mây tuôn mưa     tưới khắp, xứng hợp nên kết hoa, trổ trái Dù rằng từ một mặt đất, cùng một cơn     mưa, nhưng cỏ cây có khác”.
20.    Một câu kinh khác từ phẩm thứ năm, kinh Pháp Hoa: T9, 20b22. Hurvitz, Lotus     Sutra, dịch như sau; “Nầy Ca Diếp, phải nên biết rằng, đưa ra nhân duyên và các     ẩn dụ     khác nhau, Ta vì muốn chỉ bày Phật đạo, đây là pháp phương tiện. Chư Phật     cũng giống như vậy. Nay, vì ông, Ta thuyết ra lời rất mực chân thực...”.
21.    Một tên gọi khác của mục tiêu tối thượng Bồ đề, hoặc Niết Bàn. Được dùng để chỉ     mục đích của những người đi tìm châu ngọc trong phẩm thứ bảy, Hóa Thành Dụ,     kinh Pháp Hoa, T9, 26a24. Hurvitz, Lotus Sutra, 148, dịch như sau: “Hết lòng     mong     muốn vượt qua đoạn đường nầy để đến được nơi chôn dấu kho tàng trân     bảo”.
22.    Chỗ nầy chỉ cho ẩn dụ hạt châu cột trong chéo áo của người bạn nghèo khó, phẩm     thứ tám, kinh Pháp Hoa, T9, 29a. Hurvitz, Lotus Sutra, 164-165, dịch như sau:     “Có một người nam kia tìm đến nhà một người bạn thân, say rượu nằm [ngủ]. Lức     ấy, người bạn kia có việc phải đi ngay nên cột một hạt châu vô giá vào áo người     bạn nầy, để đó rồi lên đường. Người nam thứ nhất khi tỉnh rượu thì chẳng biết việc     gì [đã xảy ra]. Sau khi khỏe trở lại người nầy tha phương tìm cầu sự ăn mặc. Khó     khăn vất vã mà chẳng kiếm được nhiều. Sau một thời gian, tình cờ gặp lại người     bạn cũ, người bạn nầy nói rằng: “tại sao anh vì một ít vật thực mà ra nông nỗi     nầy?. Lúc trước, tôi vì muốn anh khỏi phải nhọc nhằn, vui hưởng năm món dục,     ngày ấy tháng ấy đã cột một hạt châu vô giá vào chéo áo anh. Hẳn rằng hạt châu     vẫn còn đó. Vì anh chẳng biết nên chịu khốn khó tìm cầu ăn mặc. Anh thật ngu    muội quá đỗi. Nay anh chỉ cần lấy hạt châu nầy ra, đổi lấy những vật cần dùng,     chẳng phải chịu nghèo khó nữa.”. Đức Phật cũng như vậy...
23.    Một câu kinh từ phẩm thứ 11, kinh Pháp Hoa, T9, 32b28-29. Hurvitz, Lotus Sutra,     183, dịch như sau: “Hy hữu thay, Đức Thích Ca, bậc thầy của thế gian, với trí tuệ     lớn rộng bình đẳng đã thuyết ra Bồ tát pháp, Ngài có thể thuyết vô số diệu pháp     mà chư Phật hằng giữ gìn”.
24.    Tất cả những khái niệm, văn cú, và ẩn dụ nầy trình bày ý tưởng rằng mặc dù thực     tại qua ngôn từ và khái niệm có khác, nhưng rốt ráo chỉ là Một.
25.    Có ý nói rằng nếu các kinh được thuyết ra từ chư Phật thì hẳn nhiên là giáo lý     khác nhau.
26.    Cũng có thể dịch là “nghĩa đen” hoặc “tạm thời”. Đây là chữ Thiên Thai Tông     dùng để phân loại nội dung những kinh điển và giáo pháp khác nhau, chỉ cho Tạng     giáo, Thông giáo, và Biệt giáo được thuyết tùy duyên.
27.    Đây là pháp đối trị pháp “khế cơ”, chỉ cho giáo lý Pháp Hoa viên mãn, vượt trên     giáo lý hữu vi hạn hẹp của Tạng giáo, Thông giáo, và Biệt giáo, được thuyết giảng     tùy duyên.
28.    Đó là, căn cơ tu tập và chứng đắc của tất cả chúng sinh không giống nhau.
29.    Ẩn dụ về người cùng tử, phẩm 4, kinh Pháp Hoa, T9, 17a15ff. Hurvitz, Lotus     Sutra, 87, dịch như sau: “Rồi một ngày kia, nhìn qua cửa, ông thấy người con vóc     hình tiều tụy, phân đất bụi bặm bám đầy người. Lập tức, ông cởi bỏ chuỗi ngọc, bộ     áo sang quý và các đồ trang sức; khoác vào người chiếc áo vải thô dơ bẩn, lại lấy     bụi đất làm cả người lấm lem, tay phải cầm lấy đồ hốt phân dơ. Dáng điệu nghiêm     nghị, ông nói với các người giúp việc: “Các người hãy làm việc! Đừng biếng     nhác!”. Dùng phương tiện nầy, ông đến gần người con của mình. Sau đó nói với     người nầy: “Còn anh nầy, hãy luôn ở lại đây làm việc, đừng đi đâu khác!. Ta sẽ gia     tăng tiền công cho anh... Từ nay anh cũng như con ta vậy”. Câu chuyện nầy, trong     những chuyện khác, biểu thị phương tiện thiện xảo của Đức Thích Ca Mâu Ni khi     rời tòa báu Bồ đề, và thuyết pháp tại Lộc Uyển.
30.    Ý nghĩa của câu nầy không rõ ràng, nhưng tôi tin rằng chỉ cho Tạng giáo, vì câu     kế tiếp chỉ cho ba giáo pháp còn lại. Nói cách khác, lối giải thích thuộc Tạng giáo     thích hợp cho một số người, tức hàng Thanh văn, như dọn rửa nhà xí là việc làm     thích hợp cho người con ngu muội vào lúc đó. Thiên Thai Đại sư nói rằng không    nên phổ thông hóa những phương tiện thiện xảo nầy. Không phải rằng ai cũng cần     dọn rửa nhà xí, và hạnh Thanh văn thuộc Tiểu thừa thì không phải hoàn toàn thích     hợp.
31.    T9, 6c19. Hurvitz, Lotus Sutra, 28, dịch như sau: “Thôi hãy dừng lại, đừng nên     nói nữa. Pháp của Ta vi diệu khó nghỉ bàn. Những kẻ tăng thượng mạn kia, nếu có     nghe thấy, chắc hẳn sẽ không tin nhận”.
32.    Chỉ cho sư Huệ Quán, một môn đồ của pháp sư Cưu Ma La Thập. Theo tiểu sử     trong Kao seng chuan, T50, 368b-c, sư Huệ Quán viết luận đề “Pháp Hoa Tông     Yếu Tự”, pháp sư Cưu Ma La Thập rất khen ngợi. Tập sách nầy không còn lưu     truyền, ngoài bài tựa còn lại trong Xuất Tam Tạng Ký Tập, T55, 57a-b.
33.    So sánh T55, 57a8.
34.    Sư Huệ Quán dẩn chứng, T55, 57a9-10. Đọc ẩn dụ căn nhà lửa, phẩm thứ ba, kinh     Pháp Hoa, T9, 15a7-8.
35.    So sánh T55, 57a23-24.
36.    Từ phẩm thứ hai, kinh Pháp Hoa, T5c25. Hurvitz, Lotus Sutra, dịch như sau; “các     pháp nầy chẳng thể chỉ bày; lời, là những ký hiệu, chính nơi đó là tịch tịnh”.
37.    Huệ Cơ là vị pháp sư đã viết bài luận về kinh Pháp Hoa trong ba chuan. Đọc Kao     seng chuan, T50, 379a-b.
38.    Ba con đường chứng đạo khác nhau từ tam thừa, tức tứ thánh đế của Thanh văn,     duyên sinh (pratityasamutpada) của Duyên giác, và lục độ ba la mật của Bồ tát.
39.    Ba mục tiêu A La Hán, Bích Chi Phật, và Bồ Tát.
40.    Không rõ chỗ nầy chỉ cho một hoặc nhiều pháp sư. Có thể nói đến một pháp sư     nào đó ở phương Bắc, hoặc nói tổng quát các pháp sư của Thập Địa Luận, Đọc các     học giả Địa luận.
41.    Chỉ cho sư Pháp Vân (467-529), một trong ba đại học giả đời Lương. Đọc chi tiết,     chương 8.
42.    Thiên Thai Đại Sư muốn nói đến tập “Pháp Hoa Nghĩa Ký”, đọc T33, 572c-574a.     đặc biệt 572c14ff. Đại sư tóm lược cách giải thích về chữ “diệu” và kinh Pháp     Hoa của sư Pháp Vân.
43.    So sánh với nguyên văn Pháp Hoa Nghĩa Ký của sư Pháp Vân, T33, 573a 24-29.
44.    Shakusen kogi cho rằng đây là học thuyết của các học giả Thành Thật Luận. Đọc     Bukkyo Taikei, Fa hua hsuan i, I 445.
45.    Đệ Cửu Vô Ngại Đạo, bậc thứ chín diệt phiền não, [hành giả không còn] phiền     não làm chướng ngại. Theo A tỳ đạt ma, chỗ nầy gọi là Vô Gián Đạo (anantara-    marga). Đọc ghi chú 53.
46.    So sánh với nguyên văn Pháp Hoa Nghĩa Ký của sư Pháp Vân, T33, 573a29-b3.
47.    Thiên Thai Trí Khải muốn nói đến bốn hạng kiến hoc và tư hoặc:
              Kiến hoặc trong ba cõi
              Tư hoặc trong cõi dục
              Tư Hoặc trong cõi sắc
              Tư hoặc trong cõi vô sắc
48.    So sánh với nguyên văn Pháp Hoa Nghĩa Ký của sư Pháp Vân, T33, 573b3-9.
49.    Thường, Lạc, Ngã, Tịnh: những đặc tính của Niết Bàn và Như Lai Tạng, là một     trong những đề mục của kinh Đại Niết Bàn, bốn đặc tính nầy thường xuất hiện     trên những trang kinh. Thí dụ, đọc phẩm Trường Thọ thứ tư, T12, 622a.
50.    So sánh với nguyên văn Pháp Hoa Nghĩa Ký của sư Pháp Vân, T33, 573b12-20.
51.    Đọc Hóa Thành Dụ, phẩm thứ 7, kinh Pháp Hoa, 148ff. Ẩn dụ nói về một nhóm     đông người trên đường khó khăn tìm nơi chôn dấu kho tàng. Mọi người mỏi mệt,     chợt nhìn thấy từ xa hiện ra một tòa thành khiến họ phấn khởi tiếp tục cuộc hành     trình.
52.    So sánh với nguyên văn Pháp Hoa Nghĩa Ký của sư Pháp Vân, T33, 573b20-c1.
53.    Theo A tỳ đạt ma, ba cõi dục, sắc và vô sắc mỗi cõi có chín thứ lớp kiến hoặc và     tư hoặc. Con đường diệt những hoặc nầy gọi là anantara-marga, và đến chỗ diệt     được những hoặc nầy gọi là vimukti-marga. Đọc T27, 318a.
54.    Ý nghĩa câu nầy không rõ ràng, tôi chưa thể tìm được đoạn văn tương ưng trong     Pháp Hoa Nghĩa Ký của sư Pháp Vân.
55.    So sánh với nguyên văn Pháp Hoa Nghĩa Ký của sư Pháp Vân, T33, 573a1-9.
56.    Niết bàn. Đọc ghi chú 21 và 51 trong ẩn dụ về hóa thành.
57.    Bốn thứ lớp của kiến hoặc và tư hoặc, và căn bản vô minh. Đọc ghi chú 47.
58.    Vì Thông giáo nhấn mạnh trên Không. Ở đây Thiên Thai Trí Khải phê bình sư     Tăng Triệu và pháp sư Cưu Ma La Thập, và gián tiếp phê bình các học giả Tam     Luận Tông việc chỉ chuyên chú vào giáo lý về Không.
59.    Vì sư Pháp Vân là người chú giải kinh Pháp Hoa có uy thế, Thiên Thai Đại Sư     nhắm vào ông, và cho thấy rằng phê bình toàn bộ chú giải của sư Pháp Vân cũng     không khác với việc phê bình tất cả những chú giải khác về kinh Pháp Hoa.
60.    Tôi chưa thể tìm được phần dẩn chứng nầy, nhưng đọc Đại Trí Độ Luận, T25,     389c16: “Đi trên đại thừa, hành giả chứng đắc tất cả trí tuệ, và chuyển bánh xe     pháp”. Tại điểm nầy, Thiên Thai Trí Khải giới thiệu Tứ Nhất  rằng giáo, hành,     nhân, và lí là một thực tại hợp nhất. Phần dẩn chứng thứ nhất là Giáo Nhất.       
61.    Visesacinta-brahmapariprccha Sutra, T15, 33-62, là một bản kinh Đại thừa do     pháp sư Cưu Ma La Thập dịch năm 402; nhấn mạnh trên pháp bất nhị của Luân     hồi và Niết bàn, tánh đồng nhất của tất cả các pháp, và các mặt khả hữu của chân     lí. Chỗ dẩn chứng nầy tìm thấy trong mười bài kệ về biến hạnh của chư Bồ tát. Đại     sư dẩn chứng bài kệ gần nhất, T15, 37c23-25: “Hiểu rõ ràng các pháp không hoài     nghi rằng không hề có sự phân biệt giữa đạo và vô-đạo, và tâm ô nhiễm; đây là     biến hạnh của chư Bồ tát.” Thiên Thai Đại Sư dẩn chứng chỗ nầy để trình bày lớp     thứ hai là Hành Nhất.
62.    Shakusen kogi cho rằng đây là phẩm thứ 45 của bản dịch cũ kinh Hoa     Nghiêm, đọc T9, 683c19-684. Đây là mục đầu của phẩm Nhập Pháp Giới, nhấn     mạnh rằng hành giả không cần phải dùng thân tứ đại, hoặc bằng bất cứ đường lối     nào, đi đến nơi nào khác để vào pháp giới, rằng không cần phải rời vườn Lộc     Uyển là nơi Đức Thích Ca đang thuyết pháp để tìm đến một cảnh giới viên toàn,     rằng cảnh giới của chư Phật và cõi chúng sinh, Niết bàn và Luân hồi là Một. Đây     là chỗ trình bày lớp thứ ba là Nhân Nhất.
63.    Đây là câu cuối trong “Bài pháp Bồ đề đạo tràng của kinh Duy Ma Cật”, T15,     542c15-543a5. Đoạn văn từ bản dịch của pháp sư Cưu Ma La Thập, T14, 543a4-5     thì hơi khác một chút; Boin, 98, dịch như sau: “Đây là chỗ thâm nhập hoàn toàn     tất cả pháp trong một niệm (citaikaksanikah sarvadharmaniravasesadhigamah) vì     đã đạt đến đại trí (sarvajnajnanasamudagamat)”. Đây là chỗ trình bày lớp thứ tư là     Lí Nhất.
64.    Phật tánh. Thiên Thai Đại Sư chia Phật tánh làm ba đề mục, hoặc ba loại nhân     chứng đắc Bồ đề: “chánh nhân Phật tánh” tức tất cả chúng sinh đều vốn có Phật     tánh. Chỗ nầy hợp với cảnh giới khách quan trong việc chứng đạo. “Liễu nhân     Phật tánh” tức trí tuệ chiếu soi hoặc chứng ngộ Phật tánh vốn có. Chỗ nầy hợp với     vai trò của trí trong việc chứng đạo. “Duyên nhân Phật tánh”, duyên và hành của     Phật đạo, đưa đến sự chứng được trí tuệ. Chỗ nầy hợp với vai trò của hành trong     việc chứng đạo. Đọc đồ biểu 7.
                 Nói cách khác, Thiên Thai Trí Khải phê bình sư Pháp Vân đã bất nhất khi cho     rằng giáo lý Pháp Hoa là “quảng”. Sư Pháp Vân phân loại kinh Đại Bát Niết Bàn,     [nói rằng kinh nầy] dạy rõ về Phật tánh phổ khắp, siêu việt hơn kinh Pháp Hoa, là     bản kinh không dạy về Phật tánh như vậy. Nếu thực vậy thì tại sao ông lại còn nói     rằng giáo lý về nhân Phật tánh của kinh Pháp Hoa là sâu rộng?. Để không mâu     thuẩn, Thiên Thai Trí Khải nói, sư Pháp Vân phải tự cho rằng giáo lý trong kinh     Đại Bát Niết Bàn “rộng hơn” cho nên siêu việt hơn giáo lý kinh Pháp Hoa. Chi tiết     về luận đề nầy, đọc chương 8.
    65.    “Các nhân vô thường, hoặc giới hạn”.
    66.    Đọc phẩm “Như Lai Thọ Lượng”, kinh Pháp Hoa, T942a29ff. Câu “hai lần số     trên” thấy trong T9, 42c23. Hurvitz, Lotus Sutra, dịch đoạn văn nầy như sau:     “Cũng như vậy, từ ta chứng đạo đến nay trải hằng vô số kiếp. Thọ mạng của Ta     hằng a tăng kỳ kiếp khó tính đếm, kéo dài chưa hề cùng tận. Thiện nam tử, thọ     mạng Ta chứng được khi hành Bồ tát đạo cho đến nay vẫn chưa dứt, vì gấp hai lần     số trên.”
    67.    Thiên Thai Trí Khải trình bày vị trí của sư Pháp Vân không hoàn toàn phù hợp với     sự trình bày [ngày nay] thấy trong Fa hua i chi, T572c-574a. Đọc luận đề về sư     Pháp Vân, chương 8.
    68.    Thí dụ từ những bản văn Thiên Thai Trí Khải đã dẩn chứng như kinh Đại Bát Nhã,     kinh Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn, kinh Hoa Nghiêm, và kinh Duy Ma Cật.
    69.    Câu nầy thấy trong Pancavimsati-sahasrika-prajnaparamita Sutra, T8, 286b28-29.     Cũng thấy trong Đại Trí Độ Luận, T25, 468b18-19, và trong 469a-c.
    70.    Đọc Đại Trí Độ Luận, T25, 347c23. Bản văn được đọc như sau: “Tất cả chúng     sinh cõi trời không thể biết được cái mà Bồ tát dùng thiên nhãn để thấy. Tại sao?     Vì Bồ tát vượt ngoài ba cõi, và chứng đắc thân sinh từ pháp tánh, như vậy mà     chứng đắc mười lực của Bồ tát.”
    71.    Bản Taisho đọc là “vị”, nhưng có thể đã nhìn lầm với chữ “hành”.
    72.    Đây là đoạn mở đầu kinh Duy Ma Cật, T14,537a 23-23. Boin 3-4, dựa trên bản     Tây Tạng: asamasama-buddhajnanabhisekabhisikta; adhyasaya; bala; vaisaradya;     và avenika-buddhadharma.
    73.    Từ phẩm “Bất tư nghị giải thoát” [Acintyavimoksatha, T25, 547a 15-17. Boin,     150, dịch: “Những ma vương hành xử như ma vương [tức ma quỉ] trong vô số cõi     nước [aprameyalokadhatu], [hầu hết] Bồ tát khắp mười phương thành tựu giải     thoát bất tư nghị [acintyavimoksa]”.
    74.    Bản văn liên quan đến hệ thống phân loại của sư Pháp Vân không còn lưu truyền,     ngoại trừ một vài mật ý phần mở đầu tác phẩm Ta ch'eng i chi, T34, 572c3-13. Sư     Cát Tạng  ghi lại rõ ràng hơn trong tác phẩm Fa hua hsuan lun, T34, 372a18-21     của sư.  Bản văn, như trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa, nói về nghĩa chữ “diệu”.     “Hỏi: Nói về diệu, là quả Bồ đề được gọi là diệu vì là thường, hoặc vì chưa phải là     thường?”. Đáp: “Sư Pháp Vân ở Quang Trạch Tự nói rằng đó là vô thường.”. Lý     do là vì sư phân pháp Phật ra thành năm thời. Chỉ riêng thời thứ năm, kinh Đại Bát     Niết Bàn, có giáo pháp thường trụ. Bốn thời kia là giáo pháp vô thường. Kinh     Pháp Hoa được sư xem là giáo pháp vào thời thứ tư. Vì thế, Phật thân trong kinh     Pháp Hoa là thân vô thường”. Đây chính thực là chỗ Thiên Thai Đại Sư tấn công.
    75.    Dịch nghĩa đen là “Nhân”.
    76.    Hoạt dụng cứu độ chúng sinh của chư Phật.
    77.    Đọc Đại Trí Độ Luận, T25, 402c-409c và 735ff.
    78.    Shakusen kogi thấy chỗ dẩn chứng nầy từ mục 43-20 của Đại Trí Độ Luận. Có     một mục luận về ba loại trí thế gian, T25, 370, nhưng sau đó thì vượt qua các loại     trí nầy vì không sánh được với trí tuệ cao hơn, là trí bát nhã ba la mật.
    79.    Dẩn chứng cùng đề mục “giới thiệu pháp không-hai” đã nói trên, T14, 551a16-18.     Boin, 194-195, dịch: “Thức (vidya) và vô minh (avidya) là hai. Thức thì cùng tánh     (svabhava) như vô minh. Tuy nhiên, vô minh nầy trung tính (avyakrta), vô lượng       (asamkhyeya), và không thể tính kể (samkhyamargatikranta). Hiểu được chỗ nầy     là vào pháp không-hai.”
    80.    Ẩn dụ nầy từ kinh Duy Ma Cật, T14, 548a25. Boin, 165, dịch: “... ví như có người     vào vườn hoa Chiêm Ba không ngửi mùi [hôi] của cây thầu dầu mà chỉ ngửi mùi     hoa thơm, vậy nên những người sống trong căn nhà ướp đầy hương thơm của pháp     Phật thì không nhận lấy mùi [hoa] Thanh văn hoặc Duyên giác.”
    81.    Chỗ nầy chỉ cho phẩm “Bất tư nghị giải thoát” trong kinh Duy Ma Cật, T14, 546a-    b, khi Ngài Duy Ma Cật dùng thần lực khiến ba mươi hai ngàn tòa sư tử hiện đầy     kín gian phòng cho vô số người đến tham dự. . Những tòa ngồi nầy cao, rộng, đẹp     đẽ làm sao, chẳng phải Bồ tát, đại Thanh văn, Đế Thích, Phạm vương, tứ Thiên     vương trước đó  từng thấy nghe”,  (Boin, 139). Chư đại Bồ tát có thể tự đến ngồi     vào các tòa vàng nầy, nhưng các bậc sơ phát tâm Bồ tát chứng được ngũ thông khi     nghe pháp từ Ngài Duy Ma Cật thuyết ra, và chư đại Thanh văn trước hết phải hết     lòng cung kính đảnh lễ Đức Phật Tu Di Đăng Vương”. Boin, 140-141 dịch đoạn     văn nầy như sau: “ Đối với chư đại Thanh văn, họ không thể tự ngồi vào tòa. Khi     đó cư sĩ Duy Ma Cật nói cùng tôn giả Xá Lợi Phất: “Ngài Xá Lợi Phất, xin hãy     ngồi vào tòa.” Tôn giả Xá Lợi Phất trả lời: “Thưa cư sĩ,  tòa quá cao và quá rộng,     chúng tôi không thể lên ngồi được.” Ngài Duy Ma Cật liền nói; “Ngài Xá Lợi Phất     hãy đảnh lễ Đức Phật Tu Di Đăng Vương, cầu xin Phật lực thì có thể lên tòa ngồi     được”.
    82.    Chỗ nầy nói đến sự lạ của hoa trong phẩm “Thiên nữ”, kinh Duy Ma Cật, T14,     547c-548a. Boin, 160-161, dịch đoạn văn nầy như sau: “Thời bấy giờ có một thiên     nữ sống trong nhà cư sĩ Duy Ma Cật, từng nghe giáo pháp của các Bồ tát ma ha     tát, lòng kinh ngạc, hoan hỉ, cảm kích, liền lấy những vật đẹp đẽ, và tung trải hoa     trên thân các hàng đại Bồ tát và đại Thanh văn. Khi cô rải hoa trên thân các vị Bồ     tát đều rơi xuống đất, trong khi đến các vị đại Thanh văn thì hoa vướng lại mà     không rơi xuống đất. Các vị đại Thanh văn liền dùng thần lực phủi bỏ, nhưng     vẫn không được... [Thiên nữ nói]: “Ngài Xá Lợi Phất, hãy nhìn các bậc Bồ tát ma     ha tát: hoa không vướng vào thân được vì chư vị đã dứt bỏ khái niệm phân biệt.     Còn chư Thanh văn thì hoa vẫn vướng trên thân, vì chư vị chưa dứt trừ được khái     niệm phân biệt.”
    83.    Shakusen kogi thấy chỗ dẩn chứng nầy từ mục 25-21 của Đại Trí Độ Luận, nhưng     tôi vẫn chưa tìm được. Mục T25, 750c28-29 không nói về tam muội vô lượng sắc     tướng, và tam muội vô lượng thọ, tưởng, hành, thức.
84.    Chân lí  nầy, theo sư Pháp Vân, được trình bày rốt ráo trong kinh Đại Bát Niết     Bàn.
85.    Tôi chưa tìm được một dẩn chứng tương đương, nhưng kinh Đại Bát Nhã có câu:     “Bát nhã ba la mật có thể sinh ra tất cả chư Phật” (T25, 549c4-5 và T8, 326b2-3).     Nhóm chữ “Phật mẫu” xuất hiện ở tựa đề phẩm kinh trước (T8, 323a).
86.    Đây có thể là đoạn văn nằm trong phần mở đầu của phẩm “Cúng dường pháp” gần     cuối kinh Duy Ma Cật, T556a2-3. Boin, 252, dịch: “Bạch Thế Tôn, con từ lâu xưa     đã từng được nghe pháp thuyết ra từ kim khẩu Như Lai và pháp vương tử Văn Thù     Sư Lợi, hằng trăm nghìn lời giải thích kinh pháp, nhưng chưa từng được nghe     pháp thâm sâu như  (na maya evam rupo dharmaparyayah srutapurvah) bất khả tư     nghị như thế nầy (acintyavikurvananaya-pravesanirdesa).”
87.    Nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, và Phật nhãn. Xem ghi chú ở trên.
    88.    Sự tròn đầy hoặc rốt ráo của Phật tánh.
    89.    Chỉ cho Phật lực có thể kéo dài hoặc rút ngắn kiếp sống vì lợi ích chúng sinh. Đọc     Pháp Hoa Huyền Nghĩa T33, 749c-751c, của Thiên Thai Đại Sư về luận đề nầy và     các loại thần thông khác. Sư Pháp Vân cũng tham khảo về đề tài thần thông trong     tác phẩm Pháp Hoa Nghĩa Ký, T33, 573c1-9. Về điểm nầy, sư Pháp Vân nói rằng     kinh Pháp Hoa thuyết về hoạt dụng của Phật thì siêu việt hơn những bản kinh     trước đó, vì theo kinh Pháp Hoa, Phật dùng Phật lực trụ trên non Linh Thứu, và tất     cả những nơi khác, trong vô lượng số kiếp.
    90.    Theo Thiên Thai Trí Khải, thần thông của chư Phật được sử dụng một cách vô tác,     không cần dụng công. Đây cũng là nhóm chữ được dùng để mô tả sự thuyết minh     toàn hảo về tứ thánh đế.
    91.    Nói cách khác, mục đích của thần thông không phải chỉ để kéo dài thọ mạng một     cách thô thiển, nhưng còn là chứng đạo và thuyết pháp. Thần thông kéo dài thọ     mạng là thần thông “thô”.
    92.    Hoặc là Thiên Thai Đại Sư đã không nói cho chúng ta điều gì về sư Pháp Vân,     hoặc là đại sư đã hiểu lầm. Bởi vì tôi chưa tìm thấy chỗ nào trong các bản văn của     sư Pháp Vân cho rằng thần thông nầy chỉ để kéo dài thọ mạng. Lối phê bình sau     cùng nầy dường như được [người đời sau] thêm vào, vì thấy rằng không hợp với     đường lối phê bình của Thiên Thai Đại Sư. Có lẻ vì vốn là thêm vào nên không     tìm được tài liệu lưu giữ [phản ảnh lời phê bình].
    93.    Một bản dịch trực tiếp đoạn văn quan trọng của truyền thống Thiên Thai được đọc     như sau: “tức không, tức giả, tức trung”, hoặc “không như-nó-là”, “giả như-nó-là”,     và “trung như-nó-là”. Đây là một cách Trí Khải tóm lược học thuyết về tam đế của     đại sư, là cái đồng thời xác định tánh không (thiếu chủ tể) của vạn pháp, hiện hữu     giả tạm hoặc tạm thời, và tánh chung đồng và nghĩa tương tức của hai pháp trên     với Trung Đạo. Cứ như vậy, Trí Khải phát họa những chặng đường trước mặt, cái     hiểu đúng về chân lí (hoặc thập pháp giới, hoặc tất cả hiện tướng, hoặc thế giới     khách quan), và sự “vi diệu” nầy được hiểu như là vừa thiếu một chủ thể thường     hằng, bất biến, vừa là một sự có mặt giả tạo.
    94.    Vì tất cả nền tảng là không, và liên hệ trong cùng lý tánh.
    95.    Nghĩa đen là “hoành”. Thiên Thai Đại Sư đôi khi dùng nhóm chữ “chẳng tung,     chẳng hoành” để nói rằng đối với chân lí không có sự [phân chia] theo đường     [dọc] cao hay thấp, và để trình bày khái niệm “chẳng một, chẳng khác” hoặc     “chẳng đồng, chẳng dị”. Nói cách khác, có những khác biệt trong tướng giả tạm,     nên cái “một” của thực tại không có cái đồng dạng, đồng nguồn theo đường     ngang.  
                Điểm nầy được biểu thị qua nhiều cách khác nhau, như một nguyên âm trong     Phạn     văn, hoặc Siddham, “chẳng ngang, chẳng dọc”. Một ẩn dụ khác được dùng     là ba con mắt của đấng Mahesvara được vẽ theo hình tam giác. Kinh Đại Bát Niết     Bàn, T12, 616b11-17, hai ẩn dụ nầy được dùng để biểu thị tánh đồng và dị của     giải thoát, thân Như Lai, và trí bát nhã.
    96.    Được phân biệt như giả hữu.
    97.    Đây là câu được dùng trong kinh Pháp Hoa diễn đạt việcPhật chứng đạo vô lượng     kiếp khó tính đếm trong quá khứ. Đọc phẩm “Như Lai Thọ Lượng”, kinh Pháp     Hoa, T9, 42c19-21. Hurvitz, Lotus Sutra, 239, dịch: “Như vậy, từ ta chứng đắc Bồ     đề thuở lâu xưa. Thọ mạng của Ta kéo dài vô số a tăng kỳ kiếp, chưa từng chấm     dứt.”
    98.    Câu văn nầy có thể được giải thích nhiều cách. Một đoạn văn khác là: “(Ứng thân     Phật) thị hiện trên bản có nghĩa là “nguồn” và “gốc” cũng như “thủy” chỉ cho     “bản địa” hoặc căn bản cội nguồn, Phật thường trụ. Vì vậy theo truyền thống     Thiên Thai Tông thì nửa phần cuối kinh Pháp Hoa gọi là Bản Môn vì nói đến Phật     thường trụ. Nửa phần đầu, mặt khác, chỉ cho tích, hoặc sự hiển thị của vị Phật     thường trụ trong thế giới giả tạm, giới hạn nầy, vì muốn phổ độ chúng sinh.     Những luận đề liên quan trên căn bản lịch sử, đọc Alicia Matsunaga, The Buddhist     Philosophy of Assimilation, Tokyo: Sophia University, 1969, đặc biệt các trang     104-120.
    99.    Tóm lại, kinh Pháp Hoa xứng đáng được gọi là vi diệu vì thuyết giảng sự hợp nhất     đồng thời của Không và giả hữu của vạn pháp, và nhấn mạnh trên tánh thường trụ     của Phật.
    100.     Kinh Hoa Nghiêm. Ở đây, Thiên Thai Đại Sư muốn nói đến ẩn dụ về Ngũ Vị. Ẩn     dụ nầy so sánh việc gạn lọc chất sữa qua năm tiến trình với việc chứng đắc Niết     Bàn, trong kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 690c28-691a8; Yamamoto-I, 348. Theo     Thiên Thai Tông, ẩn dụ nầy được dùng trên những chặng đường phát huy Phật     pháp. Ngũ Vị là sữa, kem, sữa đặc, bơ, và đề hồ. Ngũ Vị khế hợp với Ngũ Thời     trong Phán Giáo của Thiên Thai Tông.
    101.    Chỗ nầy chỉ cho thuyết Tứ Giáo của Thiên Thai Đại Sư. Ba pháp thô đầu là Tạng,     Thông, và Biệt giáo. Pháp tế sau cùng là Viên giáo.
    102.    Thông giáo và Biệt giáo.
    103.    Kinh Pháp Hoa.
    104.    Thiên Thai Tông Viên giáo phân chia 52 quả vị chứng đắc Bồ đề qua sáu bậc     tương nhập, như sau:
1.    Lý tức: Muôn loài đều có sẵn Phật tánh và lý tánh hội tụ, hợp nhất. Lý tánh nầy     có trong tất cả chúng sinh, ngay cả với những chúng sinh chưa từng nghe nói đến     Phật pháp.
2.    Danh tự tức: Tánh đồng nhất hy hữu của pháp Phật. Với quả vị chứng đạo thì chỉ     cho những người chỉ nghe giáo lý của Phật.
3.    Quán hành tức: Thực hành pháp quán. Chỗ nầy chỉ cho Ngũ Phẩm Đệ Tử Vị.
4.    Tương tự tức: Chứng đắc tương tự như thực chứng nhưng chưa đến chỗ cùng tột.     Một cách cụ thể chỉ cho việc diệt được kiến và tư hoặc trong ba cõi. Chỗ nầy chỉ     cho Thập Tín Vị.
5.    Phần chứng tức: Từ Thập Trụ Vị cho đến Đẳng Giác Vị.
6.    Cứu cánh tức: Quả vị giác ngộ viên mãn.
        Đọc chi tiết Chappell, T'ien T'ai Buddhism, 160-161; và Hurvitz, Chih I, 363-368.     Lục Tức cũng được nói chi tiết trong Maha Chỉ Quán, T46, 10bff. Đọc Donner     1976, 163-172.
    105.    Tôn sư của Thiên Thai Trí Khải, theo truyền thống Thiên Thai là vị Tổ thứ hai.     Đọc chi tiết chương tám; và Paul Magnin 1979.
    106.    Phân định tất cả thực tại qua ba mặt Chúng Sinh (biểu thị tổng quát thế giới hiện     tượng), Phật (biểu thị tánh viên mãn), và Tâm. Nền tảng sự phân tích của Thiên     Thai Trí Khải ở đây chắc chắn là từ kinh nghiệm tu tập hạnh an lạc, dựa vào phẩm     An Lạc Hạnh thứ 14, kinh Pháp Hoa, dưới sự dạy bảo của tôn sư Huệ Tư. Đọc     Hurvitz, Chih-i, 108-109. Huệ Tư, Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, T46, 657-    702. Tuy nhiên, trong tác phẩm nầy, Tổ Huệ Tư nhấn mạnh vào chúng sinh pháp,     và sự tu tập quán chiếu kinh Pháp Hoa hơn là ba pháp chúng sinh, Phật, và tâm.     Tuy nhiên luôn có sự khế hợp giữa tác phẩm nầy và những luận đề của Thiên Thai     Đại Sư vì cả hai thường dẩn chứng cùng nhều đoạn kinh Pháp Hoa và Đại Bát     Niết Bàn. Đường lối minh định thực tại như trên có thể dựa vào bài kệ trong kinh     Hoa Nghiêm, T9, 465c26-29:     
                      Tâm, như một họa sĩ,
                      Vẽ năm nhóm khác nhau.
                      Khắp nơi trên thế giới
                      Không một pháp nào chẳng từ tâm sinh.
                      Phật cũng giống như tâm,
                      Và giống như Phật, là chúng sinh.
                      Tâm, Phật, và chúng sinh,
                      Cả ba không khác biệt.
    107.    Đây là chỗ then chốt căn cứ vào phẩm Phương Tiện, kinh Pháp Hoa, T9,7a 22-28     mà Trí Khải đã nói về sự thị hiện của Phật trong thế gian nầy. Hurvitz, Lotus     Sutra, 30, dịch như sau: “Chư Phật, Thế Tôn, vì một nhân duyên xuất hiện trên thế     gian. Xá Lợi Phất, ý Ta muốn nói điều gì về Phật, Thế Tôn, và một đại nhân     duyên?. Phật, Thế Tôn xuất hiện trên thế gian nầy vì muốn chúng sinh nghe tri     kiến Phật mà được thanh tịnh. Chư Phật xuất hiện trên thế gian vì muốn chỉ tri     kiến Phật cho chúng sinh. Chư Phật xuất hiện trên thế gian vì muốn chúng sinh     hiểu được. Chư Phật xuất hiện trên thế gian vì muốn chúng sinh vài được tri kiến     Phật.
    108.     Liên hệ đến phẩm “Công đức Pháp sư”, kinh Pháp Hoa, T9, 47c, nói về công đức     của những người tu trì kinh Pháp Hoa. Sự giải thích của Thiên Thai Trí Khải về     đoạn kinh văn nầy là lối giải thích hợp nhất tất cả ngũ nhãn, từ nhục nhãn cho đến     Phật nhãn, vốn sẵn có khả năng của Phật nhãn, hoặc tri kiến Phật. Tuy nhiên,     chính kinh Pháp Hoa không hiển lộ chỗ nầy. Hoặc rõ hơn như bản dịch của     Hurvitz, phân ra nhiều khả năng khác nhau trong khi nhấn mạnh vào năng lực của     nhục nhãn là năng lực có thể chứng đắc được từ những hành giả thọ trì kinh Pháp     Hoa.
                Hurvitz, Lotus Sutra, 264-265, dịch: “Nếu có bất cứ thiện nam tử, thiện nữ     nhân nào thọ trì kinh Diệu Pháp nầy, hoặc đọc, tụng, giải thích, biên chép, người     ấy sẽ đạt được tám trăm công đức của mắt... với những phương tiện của công đức     đó, người ấy sẽ trang nghiêm sáu căn, khiến chúng được thanh tịnh. Thiện nam tử     hoặc thiện nữ nhân kia, với cặp mắt thanh tịnh do cha mẹ sinh, sẽ nhìn thấy được     núi rừng, sông biển, cả bên trong và bên ngoài... Người ấy sẽ thấy biết thông suốt     các nhân duyên, quả báo, nghiệp và nơi thọ sinh... Người ấy sẽ chứng đắc được     tám trăm công đức nhãn căn thanh tịnh. Với cặp mắt cha mẹ sinh, người ấy sẽ     thấy  muôn ngàn cõi nước, trong và ngoài núi Diệu Cao... Người người sẽ nhìn     thấy từ năng lực của nhục nhãn, dù chưa đắc được thiên nhãn.” Cùng đoạn văn     trong Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh của tổ Huệ Tư, T46, 698c20-24: “Nếu có     người chấp nhận kinh Pháp Hoa, tụng đọc và thọ trì [giáo lý nầy]..., người ấy sẽ     viên mãn bốn loại diệu an lạc hạnh, đắc lục thông, và cặp mắt do cha mẹ sinh sẽ     được thường tịnh. Khi chứng được cái thấy nầy, người ấy có thể thấy được tất cả     các cõi Phật.”
    109.   Kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 397b25; Yamamoto I, 138. Chỗ nầy đối nghịch với     các bậc Thanh văn, là những người chỉ có nhục nhãn, dù đắc được thiên nhãn.
    110.     Ương Quật Ma La kinh (Angulimalika Sutra, T2, No. 120, ghi lại chuyện của     Ương Quật Ma La, muốn giết một ngàn người. Đức Phật là người thứ một ngàn     [mà ông ta nhắm đến], nhưng Phật đã chuyển hóa được ông trở thành môn đồ.     Kinh nầy thuyết về đốn ngộ thay vì tiệm ngộ. Chỗ dẩn chứng nầy tìm thấy trong     một dòng kệ cùng nói về sáu căn. Đọc T2, 531c24. Bản chánh thì có hơi khác:     “Gọi là nhãn căn / khi đó là Phật nhãn là thường hằng / đến chỗ rõ biết / đầy đủ     không suy giảm hoặc hoại diệt”. Phần nầy cũng được dẩn chứng và luận trong tác     phẩm Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh của tổ Huệ Tư, T46, 699c6.
    111.    Tôi chưa thể tìm được câu nầy trong kinh Đại Bát Nhã, nhưng thấy dẩn chứng     trong Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa của tổ Huệ Tư,  T46, 699b1-2.
    112.     Nói cách khác, không có một chủ thể được nhìn thấy hoặc nắm giữ, vì tất cả các     pháp đều Không. Tôi chưa thể tìm được câu dẩn chứng in hệt như trên, nhưng     trong kinh Đại Bát Nhã T8, 333c, và Đại Trí Độ Luận T25, 559b đưa ra nhiều câu     văn cùng ý trên, chỉ cho tất cả mọi thứ từ năm uẩn và ba la mật cho đến vô minh     và phiền não, tất cả cái gọi là “vạn pháp”, và tất cả đều bất tư nghị, bất khả đắc, vô     sinh diệt v.v...như biểu thị tánh Không của tất cả các pháp.
    113.    Danh tự kép khó hiểu nầy chỉ cho cả hai, như sẽ nói rõ trong câu tiếp theo, Phật     pháp (Buddha-dharma) là những điều Phật dạy, và chính vị Phật và Phật là gì, như     là công đức và hoạt dụng [phổ độ chúng sinh] trên các cõi nước.
    114.     Đây là câu nói nổi tiếng trong phẩm Phương Tiện, kinh Pháp Hoa, T9, 6c19 mà     Thiên Thai Trí Khải thường trưng dẩn sự vi diệu bất khả thuyết của Phật pháp.     Hurvitz, Lotus Sutra, 28, dịch: “Dừng lại, dừng lại! Không cần phải nói nữa. Pháp     của Ta vi diệu khó nghĩ bàn.”
    115.    Một cặp khác trong học thuyết của Trí Khải là trí tuệ và chân lý, chi tiết về hai mặt     nầy liên hệ đến một sự phân tích đầy đủ trong Thiên Thai Tông. Đọc Fukushima     1978/5, 10-12. Trong nhiều mặt, mặt thứ nhất [quyền] khế hợp với giả đế     (samvrtisatya), và mặt thứ hai [thực] khế hợp với chân đế (paramarthasatya). Đại     sư luận chi tiết về nội dung những danh từ nầy trong đề mục tiếp theo.
    116.    Câu nầy cũng từ phẩm Phương Tiện, kinh Pháp Hoa, T9, 5c20. Hurvitz, Lotus     Sutra, 23, dịch: “Các pháp sâu xa và vi diệu, khó thấy và khó hiểu...”.
    117.    Câu dẩn chứng trong kinh Pháp Hoa nầy, T9, 5c16, trước câu trên một vài dòng.     Hurvitz, Lotus Sutra, 23, dịch: “[Trong] tất cả các loài chúng sinh, không ai có thể     biết được Phật.”
    118.    Câu nầy ở giữa hai câu trên, kinh Pháp Hoa, T9, 5c18. Hurvitz, Lotus Sutra, 23,     dịch: “Đối với lực (bala), vô úy (vaisaradya), giải thoát (vimoksa), và tam muội     (samadhi), cũng như các pháp khác của Phật, không một ai có thể thấu suốt được”.  
    119.     Câu nầy xuất hiện ngay trước câu trên, kinh Pháp Hoa, T9, 5c11, và là một trong     những câu ưng ý đối với Trí Khải Đại Sư. Hurvitz, Lotus Sutra, 22, dịch: “Với các     pháp hy hữu, khó hiểu mà Phật đã viên mãn, chỉ có Phật với Phật mới có thể đến     chỗ tận cùng...”.
    120.    Một hình thức kệ từ kinh Pháp Hoa, T9, 37c17-19. Đọc Hurvitz, Lotus Sutra,     dịch như sau:
           “An trụ nơi thanh vắng,
             Hằng trau nhiếp tự tâm
             Tự tại chẳng lay động
             Ví như núi Diệu Cao.
             Quán sát tất cả pháp
             Tất cả đều không thực
             Đều giống như hư không.
             Chẳng có chi bền vững.
             Không sinh cũng không xuất
             Không động cũng không thối
         Thường trụ trong nhất tướng
         Đó gọi là cận xứ.”
121.    Dẩn chứng từ phẩm Pháp Sư, kinh Pháp Hoa, T9, 30c5. Hurvitz, Lotus Sutra, 174,     dịch: “Nếu có bất cứ người nào, trước mặt Phật, nghe một dòng kệ, hoặc một câu     kinh Pháp Hoa, sinh lòng hoan hỷ, ta đều thọ ký rằng người ấy sẽ chứng đắc tam     miệu tam bồ đề.”
122.    Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp Kinh, T9, No.277. Thiên Thai Tông xem kinh     nầy  như tam bộ Pháp Hoa. Kinh giải thích về những pháp quán của Bồ tát Phổ     Hiền.
123.    T9, 392c24-25. Kato, et al. 1975, 363, viết: “Khi hành giả tâm không, tội lỗi và     phước báu không có chỗ đứng. Với trạng thái nầy, tất cả pháp chẳng trụ cũng     chẳng diệt. Nếu hành giả có thể đến được chỗ nầy, tâm thiền quán thì cũng chẳng     có tâm nào để nắm giữ. Pháp không trụ trong pháp.”
124.    T9, 391a3. Tôi không chắc chắn là đã hiểu rõ ý của Thiên Thai Đại Sư khi dẩn     chứng câu nầy. Bản văn nói đến sáu căn thanh tịnh, kết quả là hành giả “thân tâm     an lạc, xa lìa những tư tưởng tà vạy, dấn thân vào pháp Phật đến đổi hòa nhập với     pháp”.
125.    Từ mục mở đầu bản văn nói về thực tại vô tự tánh của Như Lai, kinh Duy Ma Cật,     T14, 554b28-555a2. Boin, 238, dịch đoạn văn nầy như sau: “Rồi thì đấng Thiện     Thệ  hỏi cư sĩ Duy Ma Cật: “Nầy thiện nam tử, nếu như ông vì muốn thấy Như     Lai mà đến đây,  ông thấy Như Lai như thế nào?.” Được kể lại rằng ngài Duy Ma     Cật trả lời: “Bạch Ngài, tôi giờ đây thấy Như Lai, tôi thấy như không có gì để     thấy.”
126.    Dẩn chứng nầy được thấy trong phần vấn đáp giữa ngài Văn Thù Sư Lợi và cư sĩ     Duy Ma Cật, kinh Duy Ma Cật, T14, 544c6-7. Boin dịch: “Sự giải thoát của chư     Phật có thể tìm thấy nơi đâu? [Ngài Duy Ma Cật trả lời] “Có thể tìm thấy trong sơ     tâm (cittapurvacarita) của chúng sinh”. Lối dịch nầy dựa trên bản văn Tây Tạng.     Boin ghi chú rằng trong các bản dịch của pháp sư Cưu Ma La Thập và pháp sư     Huyền Trang thấy ghi rằng “trong các tâm hành của chúng sinh”.
127.    T9, 465c29. Đọc ghi chú 106.
128.    So sánh với câu trước từ kinh Hoa Nghiêm đã được dẩn chứng nguyên văn, Thiên     Thai Đại Sư đã uyển chuyển vị trí của đoạn văn nầy. Nguyên văn trong T9, 624a     6-12, đọc như sau; “Những cuộn kinh nầy trong ba ngàn thế giới có mặt trong chỉ     một vi trần. Tất cả những vi trần cũng như vậy. Thuở xưa kia, có một người xuất     hiện trên thế giới có được trí tuệ đầy đủ và thiên nhãn thanh tịnh, thấy được những     cuộn kinh nầy trong một vi trần. Người ấy liền nghĩ rằng: {Làm cách nào những     cuộn kinh vĩ đại kia lại có mặt trong một hạt bụi mà lợi ích được chúng sinh?. Tôi     sẽ cố công dùng sức phương tiện đập nát hạt bụi nầy ra để chúng sinh được lợi     ích.} Lúc bấy giờ người ấy dùng phương tiện khéo đập vỡ vi trần, mang ra những     cuộn kinh khiến chúng sinh được lợi ích.” Trong nguyên bản, chữ “tâm” không     được dùng, và dường như đưa ra một điểm hoàn toàn khác với điểm của Trí Khải.     Đại sư đưa ra câu văn nầy để xây nền cho ý tưởng rằng tâm thì vi diệu, và câu     kinh nầy chỉ liên hệ với ý tưởng nầy trong kinh Hoa Nghiêm, dạy tổng quát về sự     tương tức giữa tâm và cảnh. Với nghĩa đó, tâm và vi trần là một, và “đập nát vi     trần” hoặc “diệt được tâm chất chứa vọng trần nhiều như cát bụi” để hiển bày     [nghĩa] ngàn cuộn kinh, có thể giải thích cùng một ý nghĩa. Cách dịch đoạn văn     của Trí Khải gần gủi với nguyên văn kinh Hoa Nghiêm: “Diệt tâm và vi trần,     những cuộn kinh trong đại thiên sẽ xuất hiện”.
129.    T25, 276b10. Lamote, Đại Trí Độ Luận IV, 1939, viết: “Tout ce qui existe dans le     triple monde (traidhatuka) est fait par la pensée (citta).
130.      Đọc Đại Trí Độ Luận, T25, 259b25. Lamote, Đại Trí Độ Luận IV, 1749, viết:     “Pour qui recherche la vision correcte, Il ny a que les noms et formes. Celui qui     veut juger et connaitre en vérité. Ne connaitra lui aussi que les noms et formes.     Lamote cũng chỉ cho Atthakavagga of the Suttanipata. v. 909, 177; đọc T4, 183b3-    4.
131.    Hurvitz, Chih-i, giải thích: “ấm” là “những thực chất vi tế do Nhất Thiết Hữu Bộ     (Sarvastivada) đưa ra tiếp truyền từ kiếp nầy sang kiếp khác”. Đọc những đoạn     văn khác trong kinh A Hàm, và Tạp A Hàm, T2, 69a 25, và Ngũ Ấm Thí Dụ Kinh     (Wu yin pi-yu ching), T2, 501b25.
132.    Chỗ phân loại nầy căn cứ vào bản dịch của pháp sư Cưu Ma La Thập, phẩm     Phương Tiện, kinh Pháp Hoa, T9, 5c11-13, là bản dịch, như Hurvitz đưa ra, quá     khác với bản Phạn văn còn lưu truyền mà Hurvitz đã dày công ghi cứu chỗ sai     khác (Hurvitz, Lotus Sutra, 349-350). Hurvitz dịch phần nầy như sau: “Với các     pháp tối thượng, khó hiểu mà Phật đã viên mãn, chỉ có Phật với Phật mới tận cùng     chân lý, tức là, như thị của các pháp, như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như     thị lực, như thị dụng, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như     thị bản mạt cứu cánh đẳng.” Đây là một thí dụ điển hình về ảnh hưởng quan trọng     trên bản dịch của pháp sư Cưu Ma La Thập đối với sự phát triển của Thiên Thai     Tông và Phật học Trung Hoa. Xem chi tiết, chương tám.
133.     Ba cách đọc [uyển chuyển] nầy hẳn nhiên là hy hữu, trong cổ văn Trung Hoa,     người đọc có thể xào qua xào lại thứ tự các chữ.
134.    Ba cách đọc nầy phản ảnh tam đế. Để hiểu thực tại khi nhấn mạnh trên “như” tức     nhấn mạnh trên tánh Không, hoặc sự thiếu vắng một tự tánh, của các pháp. Để     hiểu thực tại khi nhấn mạnh trên mỗi tính chất tạm bợ tức nhấn mạnh trên Giả hữu     của các pháp. Để hiểu thực tại như-nó-là tức nhận ra tánh Không Giả đồng thời     của các pháp là Trung Đạo.
135.    Đó là chẳng một, chẳng khác.
136.    Ba mặt Không, Giả, và Trung?.
137.    Tham khảo về phần kệ tán trong đề mục nầy, T9, 5c23-25, Hurvitz, Lotus Sutra,     23, dịch:
    Đối với những đại quả báo như thế kia
    Những giáo lý về tánh và tướng khác nhau như vậy
    Chỉ riêng Ta, và chư Phật khắp mười phương cõi nước
    Có thể biết được những điều nầy.
    Các pháp trên không thể chỉ ra
    Ngôn từ, chỉ là những dấu hiệu, thường tịch tịnh.
138.    Vì thế, chữ “đại” có thể dùng cho cả hai mặt giả và chân.
139.    Nhưng kinh Đại Bát Niết Bàn nói rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh.
140.    Tuy nhiên, thí dụ, Bồ tát Quán Tự Tại ứng thân 32 tướng thế gian.
141.    Đối nghịch với [chân] tuệ, không có nền tảng hợp lý.
142.    Nền tảng vô phân biệt của tất cả các pháp là thiếu một chủ thể theo mặt thứ nhất     của tam đế.
143.    Các khác biệt của giả hữu theo mặt thứ hai của tam đế.
144.    Tánh tương tức rốt ráo của tất cả các pháp theo mặt thứ ba của tam đế, trung.
145.    Dharmadhatu không dựa vào bất cứ điều gì từ bên ngoài vì chính nó là nền tảng     viên dung của chính chân lý.
146.    Ở đây bắt đầu với một sự dụng công, ít thành công hơn so với thập như thị, đưa ra     ba cách đọc đặc tính của mười pháp giới. Nếu có người nhấn mạnh trên “pháp     giới” thay vì mười khía cạnh khác nhau, có nghĩa là nhấn mạnh trên tánh Không     của vạn pháp. Thêm chi tiết, đọc Bukkyo taikei I, 517.
147.     Nếu có người nhấn mạnh trên mười lãnh vực khác biệt hơn là trên tánh đồng nhất,     có nghĩa là nhấn mạnh trên Giả hữu.  
148.    Lấy tất cả ba, và nhấn mạnh trên tánh như nhất là nhấn mạnh trên ý nghĩa của     Trung Đạo.
149.    Câu trả lời ẩn chứa cho cả hai câu hỏi nầy là “không”. Không một pháp ngoài một     chân lý viên dung, và không một trí tuệ nào mà không sinh khởi qua pháp quán     chân lý viên dung nầy. Thế gian thực nghiệm của chúng ta đây là một sự nhóm     chứa của chân lý vẹn toàn, và Phật tuệ viên mãn chứng đắc được ở đây và bây giờ.
150.    Một câu kinh Pháp Hoa, T9, 5c11, đã được dẩn chứng hơn một lần: “Chỉ có chư      Phật mới có thể tận tường thực tướng của các pháp.”
151.    Đọc ghi chú trên.
152.    Cùng chỗ kinh Pháp Hoa đã dẩn chứng ở trên, T9, 5b25. Hurvitz, Lotus Sutra, 22,     dịch; “Trí tuệ Phật sâu xa không tính kể. Đường vào Phật tuệ thực khó hiểu và khó     vào đến đổi không một Thanh văn hoặc Duyên giác nào có thể biết được...”
153.    Từ phẩm Phương Tiện, kinh Pháp Hoa, T9, 9c6, Phật thuyết về sự chứng đạo của     Ngài dưới cội Bồ đề, và hai mươi một ngày an lạc. Hurvitz, Lotus Sutra, 43, dịch:     “Trong hai mươi mốt ngày / Ta luôn nghĩ như vầy: / Trí tuệ Ta chứng được / vi     diệu bậc nhất trong tất cả những điều vi diệu.”
154.    Đọc T9, 5b25-c14: Hurvitz, Lotus Sutra, 22-23.
155.    Đọc T9, 7a-b, Hurvitz, Lotus Sutra, 29-31.
156.    “Căn nhà lửa” chỉ cho phẩm “Thí Dụ”, kinh Pháp Hoa, T9, 12b, trong đó người     cha khuyến dụ các con chạy thoát khỏi căn nhà đang bốc lửa bằng cách hứa ban     cho các con ba loại xe đẹp đẽ. Ẩn dụ nầy không khác với việc Phật thuyết giảng     tam thừa, khi mục tiêu duy nhất cho tất cả là một Đại thừa. Đọc Hurvitz, Lotus     Sutra, T9, 58ff.
    157.    Phẩm thứ tư, kinh Pháp Hoa, Hurvitz, Lotus Sutra, T9, 16b7ff, và Hurvitz, Lotus     Sutra, 84ff.
    158.    Thí dụ về vị trưởng lão và người cùng tử, phẩm Tín Giải, kinh Pháp Hoa, T9,     16b25ff.  Hurvitz, Lotus Sutra, 85ff. Câu chuyện người cha giàu có tìm được     người con lưu lạc, đã cố gắng dùng những phương tiện khéo đưa người con đến     chỗ nhận ra chân tánh của mình. Đọc ghi chú 29. Ẩn dụ nầy không khác với việc     Phật dùng phương tiện thiện xảo khiến chúng sinh nhận ra chân tánh là Phật, hoặc     là con của Phật.
    159.    Đọc phẩm thứ năm, kinh Pháp Hoa, T9, 19a 14ff; Hurvitz, 101ff, ẩn dụ về cơn     mưa rơi đều khắp cỏ cây. Cây cối tùy khả năng mà hấp thụ nước mưa, như chúng     sinh tùy khả năng mà lãnh hội pháp Phật. Đọc ghi chú 19.
    160.     Đọc ẩn dụ về hóa thành, phẩm thứ bảy, kinh Pháp Hoa, T9, 22a18ff; và Hurvitz,     130ff.
    161.    Phật biết tất cả về chân lý.
    162.    Hoặc, không hề lầm.
    163.    Đọc kinh Ương Quật Ma La, T2, 512-543, và ghi chú 10.
    164.    Vị cao nhất của tứ thiền trong cái gọi là nhị thập ngũ hữu. Đây là một thứ bậc     chứng đắc cao qua pháp quán hoặc nhập định, và chỉ cho quả vị dưới quả “bất     lai”. Đọc thêm chi tiết, Hurvitz, Chih-i, 339-342.
    165.    Hurvitz, Chih-i, 293ff đưa ra một đoạn văn dịch giản lược về phần nầy, dễ đọc và     dễ hiểu hơn bản chánh văn, nhưng tôi thì dịch đầy đủ.
    166.    Một loại nhân đưa đến quả gần giống như nhân, thí dụ như một ý tưởng thiện     khiến     sinh thêm nhiều ý tưởng thiện. Hurvitz, Chih-i, 294, đồng nhất danh từ nầy     với chữ vipakahetu, mà pháp sư Huyền Trang dịch là dị thục nhân.
    167.    Nhân gián tiếp hoặc duyên nhân.
    168.    Một loại quả gần giống như nhân, thí dụ như một ý tưởng ác khiến sinh thêm     nhiều ý tưởng ác. Hurvitz, Chih-i, 294, đồng nhất danh từ nầy với chữ     nisyandaphala.
    169.    Nghĩa đen là chỗ chỉ quy, là chỗ viên dung tất cả chân lý trong mười pháp giới.
    170.    Không rõ chỗ nầy chỉ cho tam pháp chúng sinh, Phật, và tâm; hoặc tam đế Không,     Giả, và Trung. Một sự bất ngờ đối với cách giải thích của Thiên Thai Đại Sư     không khác trong cả hai trường hợp.
    171.    Đọc T12, 733c28-29, Yamamoto II, 514. Đoạn văn nầy đưa đến một mục rất chi     tiết luận về pháp sinh-bất-sinh, trong đó Thiên Thai Trí Khải đưa ra lập luận chi     tiết về tứ thánh đế. Bản văn đọc được như sau: “Nầy thiện nam tử, pháp hữu lậu,     khi chúng chưa sinh thì vốn có tánh sinh. Vì vậy mà chúng có thể sinh. Pháp vô     lậu vốn không có tánh sinh. Vì thế chúng không thể sinh”.
    172.    Đó là, khác với một mảnh đất sét hoặc một phiến gỗ cây, chúng có tánh tái sinh     nơi các cõi dữ.
    173.     Thân và tâm, rupa-citta.
    174.    Câu nầy trong chánh văn không rõ ràng, dường như chỉ cho những lực tà vạy     trong bốn cõi, là sự lạm dụng những năng lực [vào việc bất chánh], thay vì dùng     để cứu giúp chúng sinh, và chứng đạo.
    175.    T12, 760a 21-26. Đây là một đoạn trong chánh văn, đọc như sau: “Như khi Đề Bà     Đạt Đa muốn xây một bức tường, ông lấy bùn đất mà không lấy màu vẽ; khi muốn     vẽ một bức tranh thì chỉ lấy bột màu mà không lấy cỏ và gỗ; khi muốn may áo thì     chỉ lấy chỉ mà không lấy đất và gỗ; khi làm nhà thì chỉ lấy bùn đất mà không lấy     chỉ. Người ta có thể biết được phần nào kết quả của công việc từ những vật liệu     được dùng.”
    176.    Chỗ nầy nói về việc theo đuổi những mong cầu bất kể cái giá phải trả để được. Thí     dụ, người vì muốn thỏa mãn những ưa thích chẳng chút lợi ích mà làm hư hỏng     thân tâm.
    177.     T12, 655a 22; Yamamoto I, 206-207. Đoạn văn nầy trong phẩm Văn Tự, trong đó     mỗi chữ Phạn được giải thích ý nghĩa. Bắt đầu phẩm (T12, 653c16ff) là phần giải     thích rằng văn tự chính nó là bán tự, và chỉ tạo được căn bản thông đạt khi được     ráp lại với nhau, gọi là mãn tự. Đoạn kinh Đại Bát Niết Bàn nói: “Nghĩa của bán     tự là nền tảng thông đạt bằng lời tất cả các thiện pháp. Vì thế nên gọi là bán tự.     Mãn tự chỉ cho nền tảng thông đạt bằng lời các thiện pháp. Cũng giống như có     người gieo những hạt giống dữ trên thế gian thì gọi là nửa người, và người gieo     trồng thiện hạnh thì gọi là cả người.” Trong giáo lý Thiên Thai Tông, giáo lý Tiểu     thừa gọi là “bán tự giáo”.
    178.     Theo tam đế.
    179.    Nguyên văn: “trung thực lý tâm”. Chỗ nầy chỉ cho chính chân lý hoặc chỉ cho tâm     là cái hiểu được thực lý là trung đạo, tức đồng thời thiếu tự tánh và đồng thời [là]     giả hữu.
    180.    “Trắng” (sukla-dharma).
    181.    Năm đức hạnh bậc vô học (asaiksa) chứng được: giới, định, tuệ, giải thoát, và giải     thoát tri kiến. Đọc Taya et al. Bukkyogaku jiten, 138b. Theo Thiên Thai Tông đây     là chỗ chứng đắc cao nhất của hành giả Tiểu thừa.
    182.     “Hành hành”. Tên gọi nầy đối lại với “tuệ hành”. Trong “Thứ đệ thiền môn”, T46,     535b13-17,  một trong những tác phẩm đầu tay của Thiên Thai Trí Khải, đại sư     định nghĩa những từ nầy như sau: “Có hai loại thực hành. Thứ nhất là tuệ hành, và     thứ hai là hành hành … Hành hành được gọi như vậy bởi vì qua pháp thực hành     nầy, con người chinh phục và diệt được tất cả phiền não. Tuệ hành gồm những     việc diệt ảo tưởng về chân lý qua pháp chánh quán tứ thánh đế, thập nhị nhân     duyên, và chân không...”
    183.    Bốn quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, và A la hán.
    184.    Người còn bảy lần tái sinh.
    185.    Chỗ nầy chỉ cho đoạn văn trong phẩm “Bồ tát Sư Tử Hống”, kinh Đại Bát Niết     Bàn nói về hai loại trang nghiêm trí tuệ và phước đức; T12, 767b21-29. Đoạn kinh     như sau: “Có hai thứ trang nghiêm, một là trí tuệ, hai là phước đức. Nếu có Bồ tát     được đầy đủ hai thứ trang nghiêm như vậy, người ấy sẽ biết Phật tánh.
         ...Trí tuệ trang nghiêm từ sơ địa đến thập địa. Phước đức trang nghiêm từ đàn ba la     mật đến bát nhã trí nhưng không gồm có bát nhã ba la mật (but does not include     prajna-paramita). Trí tuệ trang nghiêm là trang nghiêm của chư Phật và chư Bồ tát.     Phước đức trang nghiêm là trang nghiêm của chư Thanh văn, Duyên giác, và cửu     trụ bồ tát... Phước đức trang nghiêm thì hữu vi, hữu lậu, có quả báo, chướng ngại,     và không thường hằng. Đó là pháp phàm phu. Trí tuệ trang nghiêm là vô vi, vô     lậu, không quả báo, không chướng ngại, và thường hằng.”
    186.      Chỗ dùng chữ nầy khiến liên tưởng đến, và có thể là dựa vào kinh Thắng Man     (Srimaladevi Sutra), phẩm Nhất Thừa (ekayana) nói rằng các vị A la hán và Duyên     giác chưa thực sự chấm dứt dòng tái sinh, chưa tu tập viên mãn các đức hạnh,     chưa làm xong cái nên làm xong, và chưa hoàn toàn diệt phiền não cần phải diệt.     Sau đó kinh đưa ra (T12, 219c20ff) hai loại sinh tử: thứ nhất là sinh tử thường     thấy của thân phàm phu trong luân hồi, và thứ hai là biến dịch sinh tử, tức ứng     thân bất nhiễm của chư Bồ tát trên thế gian để cứu độ chúng sinh. Kinh Thắng     Man tiếp tục đưa ra sự phân biệt giữa hai loại phiền não thô và tế. Chư vị Thanh     văn và Duyên giác diệt được phiền não thô, nhưng vẫn chưa diệt được những ô     nhiễm ngấm ngầm từ căn bản vô minh.
    187.    Đọc Hurvitz, Chih-i, 297-299, đưa ra một giải thích khác và luận chi tiết phần nầy.
    188.    Bồ tát Tạng giáo chỉ cho Bồ tát Tiểu thừa, hoặc Đức Thích Ca từng tu tập lục độ     ba la mật trong vô số a tăng kỳ kiếp về trước v.v... cho đến lần thọ thân sau cùng,     chứng đắc quả Phật. Đọc Chappell, T'ien T'ai Buddhism, 105-107.
    189.    Lục thập vị, bát nhẫn, và bát trí nơi kiến hoặc đã diệt; thêm thập bát tâm, cửu vô     gián, và cửu giải thoát, nơi tư hoặc đã diệt.  Đọc Hurvitz, Chih-i, 258.
    190.    Ly Dục Địa, địa thứ sáu của Bồ tát thập địa (bhumi) của Thông giáo. Chi tiết về     các quả vị Thông giáo, đọc Chappell, T'ien T'ai Teachings, 120-121; Hurvitz,     Chih-i, 361-362.
    191.     Khác với hàng Bồ tát vẫn giữ lại ô nhiễm để tái sinh trên thế tục.
    192.    Muốn hiểu về các thứ lớp chứng đắc khác nhau thì cần hiểu điều Thiên Thai Trí     Khải cố gắng giải thích trong vài hàng nầy. Trong tác phẩm Chih-i, Hurvitz đi rất     sâu vào đề tài nầy, đòi hỏi một kiến thức căn bản [để có thể hiểu được]. Đọc đồ     biểu về các vị khế hợp của Tứ Giáo trong Sekiguchi Shindai, 1977, Appendices,     50-51.
    193.    Khác với pháp quán của Viên giáo, đi thẳng vào thực tại, và hợp nhất tam đế.
    194.    Nói cách khác, chư vị tiếp nhận chân tánh của thực tại, gồm mười pháp giới, và có     thể điều phục các chuyển động trong các cõi.
    195.    Những phiền não cần diệt, và có thể diệt bởi các Bồ tát Biệt giáo, tức vô minh trụ     địa, và trần sa hoặc. Nội dung của trần sa hoặc thì không rõ ràng, chỉ được nói như     là loại phiền não vi tế còn lưu lại sau khi những phiền não thô là kiến hoặc và tư     hoặc đã diệt. Đây là hai loại phiền não mà các bậc Thanh văn, Duyên giác, và     hành giả Thông giáo chưa thể vượt qua.
    196.    Nói cách khác, những người đã diệt và điều phục được phiền não, như các hành     giả Tạng giáo và Thông giáo, có sự trói buộc nồng nhiệt vào Phật pháp, là nhân     đưa đường tái sinh. Đọc chi tiết Bukkyo taikei I, 577ff.
    197.    Một đoạn trong phẩm thứ tư, kinh Duy Ma Cật, T9, 542b15-16, cư sĩ Duy Ma Cật     nói cùng Bồ tát Di Lặc, Boin dịch: “tất cả chúng sinh là như, tất cả các pháp là     như, tất cả hiền thánh là như, đây cũng là cái như của ngài Di Lặc... Như chẳng     hai, chẳng khác. Ngài Di Lặc! Nếu ngài chứng đắc quả vị vô thượng và giải thoát     viên mãn, thì tất cả chúng sinh cũng đều chứng đắc như vậy. Tại sao? Vì Bồ đề là     của tất cả chúng sinh...”
    198.     Mặt thứ nhất trong ba mặt của Phật tánh.
    199.    Mặt thứ hai trong ba mặt của Phật tánh.
    200.     Mặt thứ ba trong ba mặt của Phật tánh.
    201.    Ba mặt của chân lý, gọi là quỹ [phạm] vì là thứ tự, khuôn mẫu của các pháp như     chúng thực sự là. Tam quỹ phạm song song với tam Phật tánh:
          Chân tánh quỹ phạm: Mặt hợp nhất, không ảo tưởng, không phân biệt của thực tại;     khế hợp với cảnh giới khách quan, và Phật tánh như chánh nhân Bồ đề. Bồ đề vốn     có trong tất cả chúng sinh vì chúng sinh có phần trong chân như thực tướng tức cái     thiếu vắng chủ tể đồng thời là giả hữu.
         Quán chiếu quỹ phạm: Cái dụng của trí tuệ diệt phiền não và hiển lộ chân tánh;     khế hợp với Phật tánh như liễu nhân Bồ đề, vì trí tuệ chứng ngộ Bồ đề vốn có     trong tất cả chúng sinh.
         Tư thành quỹ phạm: Vạn hạnh song đôi với trí tuệ viên mãn vốn có; khế hợp với     Phật tánh như hành và duyên nhân Bồ đề.
         Đọc thêm chi tiết, đọc Pháp Hoa Huyền Nghĩa, đề mục tam quỹ phạm, T33, 741b-    746c.
    202.     Bốn đại nguyện là: chúng sinh vô biên thệ nguyện độ. Phiền não vô số thệ nguyện     đoạn. Pháp môn vô tận thệ nguyện học. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.     Thấy rằng Thiên Thai Đại Sư là người đầu tiên thành lập bốn Bồ tát phổ nguyện     nầy. Đọc Rhodes, 1984, và Chappell, T'ien T'ai Buddhism, 103.
    203.    Năm ba la mật còn lại là bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, và thiền định.
    204.    Ba cách đọc “như thị tướng” v.v...
    205.    Vì là Không và Giả.
    206.    Mười pháp giới, và tất cả hiện hữu đều tương tức và tương nhập.
    207.    Tôi đã dịch “báo quả” là “retributive result” và “quả báo” là “resultant reward”, dù     các chữ viết như nhau.
    208.    T9, 44b27, Hurvitz, Lotus Sutra, 247, dịch như sau: “Những chúng sinh kia / nghe     được thọ mệnh của Như Lai / sẽ được vô số bất nhiễm / quả báo thanh tịnh”.     Hurvitz có đề cập trong một chú thích rằng bản dịch kinh Pháp Hoa của pháp sư     Cưu Ma La Thập rất khác với bản Phạn văn còn lưu truyền.
    209.      Một bài kệ trong phẩm “Tín Giải”, kinh Pháp Hoa, T9, 18c18-19. Trong đoạn văn     nầy, Ngài Đại Ca Diếp giải thích ý nghĩa ẩn dụ về người cùng tử. T9, 44b27,     Hurvitz, Lotus Sutra, 98, dịch như sau: “Hằng bao đêm dài chúng con / đã giữ gìn     pháp Phật thanh tịnh / nhưng chỉ hôm nay / chúng con mới được quả / được báo /     Giữa [biển] pháp của đấng Pháp Vương / đã từng  gieo trồng Phạm hạnh / Ngày     nay chúng con đã chứng được vô lậu / một quả đại thù thắng.”
    210.    Từ một đoạn cuối trong phẩm “Như Lai Thọ Lượng”, T9, 43c21.Hurvitz, Lotus     Sutra, 244, dịch như sau: “Như trí tuệ thần thông / thọ mệnh của Ta vô số kiếp /     chứng được sau thời gian dài hành trì.”
    211.     Đoạn văn nầy từ phẩm “Thuần Đà”, kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 612b19, khi ông     Thuần Đà cúng dường Phật, và được quả báo thù thắng và Niết Bàn. Đọc     Yamamoto I, 29ff.
    212.    Tam hiền chỉ cho thập trụ, thập hạnh, và thập hồi hướng. Thập thánh chỉ cho thập     địa.
    213.    Phẩm thứ ba kinh Nhân Vương, T8, 826bff, luận về Bồ tát địa. Câu văn nầy tìm    thấy ở đoạn 828a1.
    214.    Bản Nhiếp Đại Thừa, T31, 226b26, Paramartha dịch: “Hiện hữu duyên sinh     thuộc luân hồi thì gọi là quả báo rất thô”. Nói cách khác, cõi luân hồi có đặc tính     nhân duyên từ nghiệp, là yếu tố đưa đến sự tái sinh.
    215.    Tôi chưa thể tìm được xuất xứ câu văn dẩn chứng nầy. So sánh với một đoạn trong     Thánh Kinh: “Vì đây nói lời chân thực, 'Kẻ gieo, người gặt'. Ta gởi ngươi đến gặt     hái cái mà ngươi đã không tốn công; những kẻ khác đã bỏ công, và ngươi dự vào     công khó của kẻ khác” (John 4:37-38).
    216.    Theo Thiên Thai Tông, “tăng đạo” chỉ cho trí tuệ giác ngộ dần dần vào trung đạo     Viên giáo từ sơ trụ cho đến quả Phật. “Tổn sinh” chỉ cho diệt vô minh và giải thoát     cõi luân hồi.
    217.     Trong đoạn văn nầy, Thiên Thai Trí Khải đã cẩn thận bao quanh đề mục người ta     có thể nói rằng Phật có bất cứ [quả] báo nào hay không. Bản văn mà đại sư dẩn     chứng thì nói rõ rằng người ta có thể nói về quả báo của Phật với nghĩa là kết quả     của giác hạnh viên mãn; và như vậy thì Phật cũng có mười như-thị. Tuy nhiên, vì     Phật đã diệt tất cả phiền não, và không còn dấu tích vô minh nào lưu lại, người ta     không thể nói rằng Phật thọ quả báo từ ác nghiệp mà tái sinh trong luân hồi. Với     nghĩa nầy thì Phật chỉ có chín như-thị. Như vậy, Trí Khải đã phân biệt giữa “quả     báo” và “thọ báo” Bồ đề.
    218.     Một đoạn văn tiếp tục từ kinh Nhân Vương, T8, 828a1, đã dẩn chứng ở trên.
    219.    Ba mươi thân tận.
    220.    Từ kinh Nhân Vương, T8, 827c27, ngay trước đoạn văn dẩn chứng ở trên. Bản     văn mô tả sự chứng đạo tối thượng sau khi trải qua các quả vị Bồ tát.
    221.    Người ta có thể nói rằng kiếp hiện tại của Phật là một “thọ báo” từ thiện nghiệp     trong quá khứ.
    222.    Đoạn văn nầy từ phẩm “Thuần Đà”, kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 612b19. Đọc ghi     chú 211.
    223.    Nhóm chữ nầy đã nói trong ghi chú 47.
    224.    Đại trí; sarvatha-jnàna.
    225.    Ở đây Thiên Thai Đại Sư trình bày sự khế hợp giữa bài kệ thứ 24:18 Trung Luận,     nơi mà tam đế đã y cứ, và mười pháp giới. Đọc đồ biểu 1.
    226.    Nguồn gốc bản văn nầy chưa rõ, nhưng được tin rằng đó là từ A tỳ đạt ma. Trong     “Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Tiêm”, tôn giả Trạm Nhiên nói rằng nội dung     không khác với Abhidharma-kosabhasya, nhưng đây có thể chỉ cho đoạn văn nầy.     Shakusen kogi đưa ra cả hai bản dịch có trước là Abhidharma-kosabhasya của     Paramartha, và bản dịch mới của pháp sư Huyền Trang, nhưng hẳn nhiên là Thiên     Thai Đại Sư chưa thấy bản của ngài Huyền Trang. (Đọc Bukkyo taikei I: 605-    606).
    227.    Samyaksambuddha. Bản Taisho ghi là “danh”, nhưng bản Bukkyo taikei dùng chữ     “minh”, đổi nghĩa như sau: “họ không minh bạch được chánh biến tri”.
    228.     Hoặc, tất cả chân lý.
    229.    Trong phần nầy tôi đã dịch chữ “tướng” là tánh thay như chữ tướng trong như thị     [tướng]. Trong phần nầy, cặp “tướng tánh” hoặc “tánh tướng”, một cách tổng quát     chỉ cho thập như thị, nên “tánh” dễ đọc hơn, dù rằng với Anh ngữ thì không suông     lắm.
    230.    Thiên Thai Trí Khải phê bình lối hiểu của A tỳ đạt ma về tánh Không, là một cái     Không có từ sự chia chẻ (chiết không) các pháp để chứng minh rằng chúng không     có tự thể. Với đại sư, đây là một lối hiểu thô về tánh Không, và vạn pháp nên được     hiểu “tức Không”.
    231.     Phẩm Tín Giải, T9, 17b13-14, người cha nói cho mọi người biết liên hệ cha con.     Đây là sự biểu thị mối liên hệ hợp nhất giữa Phật và chúng sinh, và tánh đồng nhất     của tất cả chân lý. Hurvitz, Lotus Sutra, 88, dịch như sau: “Đến những ngày cuối     đời, người cha bảo con mình tập họp tất cả thân tộc, quốc vương, quan đại thần,     dòng Sát-đế-lị, cư sĩ. Khi mọi người đã đến đông đủ, người cha liền nói: “Các     người nên biết, người nầy là con tôi, tôi đã sinh ra, trước kia trong thành nọ đã bỏ     tôi mà đi, chịu nhiều thống khổ, phiêu bạt hơn năm mươi năm. Con tôi vốn tên ấy,     tôi vốn tên ấy. Xưa kia, tôi ở tại thành nầy, lòng lo âu tìm kiếm con mình. Một     ngày kia bất ngờ được gặp lại con. Người ấy chính thực là con tôi. Tôi chính thực     là cha người. Những của cải tôi có ngày nay con tôi đều được cả. Tất cả gia sản     chi ra, thu vào con tôi đều biết rõ.”
    232.    Đây là chân ngôn nổi tiếng của Thiên Thai Đại Sư tóm kết tất cả chân lý về một     mối. Nói cách khác, tất cả hiện tượng, muôn sự, vạn pháp đều trong mối đạo giao     viên mãn, và không có chân lý nào bên ngoài chân lý viên dung nầy.
    233.    Đọc T9, 12a27, 26b20, và 41b24.
    234.    Từ Trung Luận, T30, 33b11-12. Đọc phần phân tích bài kệ trong chương giới     thiệu, và đồ biểu 1.
    235.    Chư vị vì chúng sinh mà trở lại thế gian giả tạm nầy.
    236.    Đọc phần thứ nhất của bài kệ, T12, 692a13, và phần thứ hai, T12, 693a1. Đây là     bài kệ từ một câu chuyện nổi tiếng về tiền thân của Đức Thích Ca từng tu hành     trên đỉnh Hy Mã Lạp Sơn. Một vị trời hiện ra thân tướng quỷ dữ đọc phần đầu của     bài kệ cho Đức Thích Ca Mâu Ni tương lai, là người đã nguyện hiến thân cho quỷ     đói để được nghe những dòng kệ sau cùng. Đọc Yamamoto I, 351-356.
    237.    Khế hợp với Pratiyasamutpada (Duyên sinh)
    238.    Khế hợp với Sunyata (Không).
    239.    Khế hợp với Prajnaptirupadaya (Giả hữu).
    240.    Khế hợp với Madhyama (Trung).
    241.    Nói cách khác, Niết Bàn chân thực không phải là sự tận diệt; mà hơn như thế,     chân lý vốn tịch diệt tự bao giờ. Thiên Thai Trí Khải đã dẩn chứng kinh Pháp Hoa,     T9, 8b25, Hurvitz, Lotus Sutra, 37, dịch như sau: “Chư pháp bản lai tướng thường     tịch diệt”.
    242.     Theo tôn giả Trạm Nhiên trong “Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Tiêm”, đây là lối     nói thường thấy trong kinh A Hàm (Bukkyo taikei I, 611). Thí dụ, đọc kinh Tăng     Nhất A Hàm (Ekottaragama), T2, 551a13-14, có ba bài kệ:
         Đừng làm việc dữ,
         Làm tất cả hạnh lành.
         Tâm người tự nhiên sẽ trở nên thanh tịnh,
         Đây là lời dạy của chư Phật.
    243.    Đây là một chân ngôn nổi tiếng khác của Thiên Thai Trí Khải, diễn đạt ngắn gọn     khái niệm chân lý viên dung của đại sư.
    244.    Nói cách khác, sự quảng đại của thực tại, của cảnh giới, thì chỉ có trí tuệ thâm sâu     mới có thể lãnh hội được.
    245.    Hoặc “cảnh giới quảng đại của chư Phật”. Vì cả hai (Phật và cảnh giới) tương     nhập nên có cùng nghĩa.
    246.    Nói cách khác, vì Phật hội nhập căn bản thực tại tức hiểu tận tường Phật trí, biết     ngọn nguồn nguyên lý, đó là Phật giới.
    247.    Danh từ nầy mượn từ kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 820b2ff, Phật dạy rằng Ngài đã     thuyết mười hai tạng kinh có khi là “tùy tự ý”, có khi là “tùy tha ý”, có khi phối     hợp cả hai. (Đọc Yamamoto III, 868ff). Ở đây điều Thiên Thai Trí Khải đưa ra có     khác. Kinh Đại Bát Niết Bàn nói đến những phương pháp giáo hóa khác nhau; đại     sư cũng tạm phân ra hai loại trí tuệ: trí biết Phật giới (thực trí), và trí biết chín     cảnh giới kia, thế giới của chân lý khác quan (quyền trí). Dĩ nhiên, như Trí Khải     vừa chỉ rõ, Phật giới bao gồm chín cảnh giới kia, và tất cả là những yếu tố của     thực tại.
    248.     Cái khế hợp với trí Phật, và cái khế hợp với trí chúng sinh (trong chín cõi); hoặc     thực trí và quyền trí.
    249.    Một đoạn trong phẩm “Như Lai Thọ Lượng”, kinh Pháp Hoa, T9, 42c10-12,     Hurvitz, Lotus Sutra, 239, dịch như sau: “Thiện nam tử! Kinh điển của Như Lai     thuyết ra tất cả đều vì mục đích giải thoát. Khi thì nói về thân mình, lúc lại chỉ     thân người, khi thì nói việc mình, lúc lại chỉ việc người. Tất cả lời ta nói đều là lời     chân thực, chẳng hư dối.”
    250.    Tạm nói là Thực.
    251.    Tạm nói là Quyền.
    252.    Tạm nói là Chân.
    253.    Tạm nói là Ngụy.
    254.    Khế hợp với Trung, là chỗ vượt trên sự phân biệt chân và ngụy.
    255.    Không có gì suy giảm từ Phật hoặc cõi Phật vì giả định tách rời với chín cõi khác.
    256.    Chỉ cho bài kệ nổi tiếng của kinh Hoa Nghiêm, nhấn mạnh trên sự quan trọng của     tâm đối với cách nhìn thế giới khác quan. Đọc T9, 478c29. Đọc ghi chú 106.
                Bài kệ nầy có thể được giải thích nhiều cách, cách nầy có vẻ “thuần lý” hơn     cách khác. Phần thứ nhất của bài kệ thường được dẩn chứng làm căn bản cho     thuyết duy tâm. Tuy nhiên, phần cuối của bài kệ, là chỗ đưa ra tánh bình đẳng giữa     Phật, chúng sinh, và tâm; lại làm giảm giá trị của thuyết nầy. Nói cách khác, người     ta có thể dùng bài kệ nầy với một biện minh ngang ngữa để tranh cãi rằng Phật     giáo là cái học “duy Phật” hoặc “duy chúng sinh”. Tất cả những vị trí trên đều là     những cách giải thích cực đoan. Bài kệ nầy cần được khảo cứu trong ánh sáng của     toàn bộ kinh Hoa Nghiêm. Luận về việc Thiên Thai Trí Khải thường dẩn chứng     bài kệ nầy, đọc Ando Toshio 1978, 152ff.
    257.    Dẩn chứng nầy từ kinh Đại Bát Niết Bàn, thuyết về Phật tánh, T12, 769b12-13;     Yamamoto II, 659. Bản văn đọc như sau: “Thiện nam tử, tất cả chúng sinh đều     tương ứng với ba tam muội: thượng, trung, và hạ. Thượng tam muội chỉ cho Phật     tánh. Vì thế nên nói rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Trung chỉ cho tất cả     chúng sinh tương ứng với sơ thiền (dhyana). Khi hội đủ duyên, chúng sinh có thể     thực hành. Nếu chưa đủ duyên, thì chưa thể thực hành...”.
    258.      Thêm một lần nữa,  đây không phải là cùng một dẩn chứng, nhưng ý nghĩa thì như     nhau. Đọc kinh Hoa Nghiêm, T9, 409c1.
    259.    Tâm giống như một huyễn sư vì tạo ra huyễn cảnh, và ấn tượng từ tâm sinh thì     không như thực tại như-thị từ cách chúng ta nhìn thế giới khách quan.
    260.    Có ý nói rằng con đường quán tâm là con đường thực tiển nhất.
    261.    Nói cách khác, tất cả các pháp đều tương nhập, và không có bất cứ một pháp nào     sinh ra trong chính nó, và từ chính nó.
    262.    Có thể hiểu rằng giả hữu và Không chẳng nghịch nhau mà là đồng nghĩa.
    263.    Nói cách khác, “như” hoặc tánh viên dung của tất cả chân lý.
    264.    Đọc T46, 52b-55c. Đề mục nầy trong Maha Chỉ Quán được nói chi tiết trong     Hurvitz, Chih-i, 302ff.
    265.     Nói cách khác, kinh Pháp Hoa không dùng tứ cú để thuyết về đề tài nầy qua [hai     vế] “tương đối và tuyệt đối”, hoặc “chẳng tương đối cũng chẳng tuyệt đối”.
    266.    “Bán tự” và “mãn tự”, đọc ghi chú 177, kinh Đại Bát Niết Bàn, phẩm “Văn tự”,     T12, 653c-655b.
    267.     Từ mục giới thiệu kinh Duy Ma Cật, T14, 537c15. Boin 9, dịch đoạn văn nầy     “Chẳng là (sat) cũng chẳng chẳng-là (asat), tất cả các pháp từ nhân duyên sinh     (hetun pratitya samutpannah)”.
    268.     Đoạn văn nầy tiếp theo đoạn văn trên trong mục giới thiệu kinh Duy Ma Cật, T14,     537c17. Boin 10, dịch: “Bậc đại khổ hạnh (munindra), ngài đã thắng được bè lũ     ma vương, và chứng đạo giác ngộ tối thượng (pravarabodhi).”
    269.    Dẩn chứng nầy thấy trong Đại Trí Độ Luận, T25, 516c13-14: Kiến đệ nhị pháp     luân chuyển. Bản dịch kinh Đại Bát Nhã của pháp sư Cưu Ma La Thập, T8,     553a16 có khác đôi chút, nhưng cũng đủ để lưu ý. Dịch rằng: “Tôi, tại Nam Diêm     Phù Đề (Jambudvipa), lại được thấy chuyển pháp luân”. Trong bản nầy không có     chữ “thứ hai”, và khác là, chuyển bánh xe pháp.. Tuy nhiên, Thiên Thai Trí Khải     giải thích đoạn văn nầy với cái nhìn kinh Bát Nhã Ba La Mật là bước đặc thù thứ     hai trên chặng đường hoằng pháp của Phật.
    270.     Kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 731b5-6, nếu đây thực sự là đoạn văn mà Trí Khải     Đại Sư muốn nói đến, chỉ kể lại những sự việc trong đời Đức Thích Ca, và nói:     “Tại thành Ba la nại, lần thứ nhất chuyển pháp luân cùng năm vị tỳ khiêu, và nhập     Niết Bàn tại thành Câu thi na.” Phần nói về cuộc đời Đức Thích Ca Mâu Ni, tuy     nhiên, kinh Đại Bát Niết Bàn lướt qua cách giải thích thuộc Tiểu thừa.
    271.    Từ phẩm Thí Dụ, kinh Pháp Hoa, T9, 12a18-19. Hurvitz, Lotus Sutra, 56-57, dịch:     “Xưa kia, tại thành Ba la nại / ngài chuyển pháp luân tứ đế / thuyết các pháp phân     biệt / sinh diệt của ngũ uẩn / ngày nay ngài lại chuyển đại pháp luân vi diệu.”
    272.      Nói cách khác, các giáo pháp không phải luôn ẩn hoặc luôn hiển. Nếu đây là cách     đọc đúng về Trí Khải Đại Sư, thì nó không thể giải thích như một phê bình về     những cố gắng về sau như tác phẩm Thiên Thai Tứ Giáo Nghi đưa ra một hệ thống     phân loại rành mạch?.
    273.    Nói cách khác, người trí có thể chứng ngộ pháp viên mãn khi nghe được giáo pháp     từ các kinh A hàm, Phương đẳng, hoặc Bát nhã ba la mật; mặc dù kinh Pháp Hoa     là giáo pháp thù thắng, chứa đựng chân lý rõ ràng không qua bất cứ phương tiện     hóa trang nào.
    274.    Chi tiết về phân loại giáo lý, đọc Hurvitz, Chih-i; và Chappell, T'ien T'ai Ssu chiao     I. (Thiên Thai Tứ Giáo Nghi). Trí Khải Đại Sư cũng nói chi tiết về chủ đề nầy     trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa,     T33,806bff.
    275.     Đây là một đoạn trong luận đề về Trung Luận của Pin-lo-ching, đọc T30, 1b21-23.     Nguyên văn có thể được dịch như sau: “Trước hết, mười hai nhân duyên được giải     thích cho những người theo Thanh văn thừa. Cũng vậy, đối với những người trí đã     từng tu hành và có khả năng tiếp nhận diệu pháp, tánh duyên khởi được giải thích     theo pháp Đại thừa; tức tất cả các pháp chẳng sinh chẳng diệt, chẳng đồng chẳng     dị v.v...”
    276.     Như trong Trung Luận 24:18, từ đó mượn Pratityasamutpada / Không / Giả hữu /     Trung đạo, đưa vào Tứ Giáo như thấy trong đoạn văn kế tiếp.
    277.    Sự và Lý chẳng phải là không.
    278.    Trong trường hợp nầy paramarthasatya đối nghịch với samvrtisatya.
    279.    Nói cách khác, tại sao kinh Pháp Hoa được gọi là “mãn” nếu tất cả các kinh đều     hàm súc chân lý viên mãn, như sữa cũng biến đổi thành chất đề hồ.
    280.     Chỉ cho học thuyết về ba loại hiện hữu giả tạm trong Thành Thật Luận. Đọc ý     tưởng của tôi về đề tài nầy trong chương sáu. Tóm lại, ba loại giả hữu là nhân     thành giả, tương tục giả, và tương đãi giả.
    281.    Đây không phải là một câu văn dẩn chứng trực tiếp mà là một đoạn kinh Duy Ma     Cật, T14, 546b24ff, khi cư sĩ Duy Ma Cật nói với tôn giả Xá Lợi Phất về giải thoát     bất tư nghị. Đọc Boin, 141ff.
    282.    Một chân lý tuyệt đối được dựng lập vượt lên trên cái gọi là những tướng giả tạm     “bất tuyệt” thuộc thế giới hiện tượng.
    283.    Nói cách khác, chỉ cho những Bồ tát thấy được Không tức Giả, Luân hồi tức Niết     bàn, hoặc tánh nhất chân; và quay trở lại cõi giả tạm nầy để cứu giúp chúng sinh.
    284.    Tất cả các pháp đều tương quan, và là những mặt của một chân lý. Làm sao lại có     thể có bất cứ điều gì ra ngoài một chân lý nầy?.
    285.    Diệu lý có thể thấy được qua pháp quán thế giới hiện tượng nầy, mà không cần     thiết phải bỏ qua giả cảnh.
    286.    Chân tánh vượt trên ngôn từ và khái niệm phân biệt, nhưng vì phải dùng đến văn     tự, những chữ “diệu” hoặc “tuyệt” là những chữ gần nhất có thể mô tả được điều     nầy.
    287.     Tóm tắt một đoạn văn trong kinh Đại Bát Niết Bàn thuyết về ý nghĩa đại Niết Bàn     đối lại với Niết Bàn của Tiểu thừa. Đọc T12, 745c24ff; Yamamoto II, 562ff.     Những nhóm chữ “vô lượng” và “vô phân biệt” xuất hiện trong T12, 746b21-26:     “Thiện nam tử, Đại có nghĩa vượt ngoài khái niệm phân biệt. Nếu những gì vượt     ngoài khái niệm phân biệt, thì chúng sinh không thể tin nhận. Vì thế mà gọi là Đại     Cứu Cánh Niết Bàn (Mahaparinirvana). Chỉ có chư Phật và chư Bồ tát mới có thể     cảm nhận được nghĩa nầy. Vì thế mà gọi là Đại Cứu Cánh Niết Bàn. Cũng gọi là     Đại vì đến từ vô lượng nhân duyên. Vì thế nên gọi là Đại. ”
    288.    Nói cách khác, khi nào văn tự còn được dùng để mô tả cái tuyệt đối, cái đang mô     tả đó đối nghịch lại với tương đối.
    289.      Kinh Pháp Hoa, T9, 6c19, Hurvitz, Lotus Sutra, 28.
    290.    Kinh Pháp Hoa, T9, 5c25, Hurvitz, Lotus Sutra, 23.
    291.    Phẩm Dược Thảo Dụ, kinh Pháp Hoa, T9, 19c4-5. Hurvitz, Lotus Sutra, 103, dịch:     “Các loại cây cối, lùm buội, các loại cỏ thuốc kia không tự biết tánh thượng, trung,     hạ của chúng; nhưng Như Lai biết pháp nhất tướng, và nhất vị, tức tướng giải     thoát, tướng xa lìa, tướng tịch diệt, tướng Niết Bàn tối thượng, đưa về tánh Không.     Phật biết như vậy, quán sát lòng ưa thích của mỗi mỗi chúng sinh mà tùy cơ     hướng dẩn họ.”
    292.    Tôi chưa thể tìm được xuất xứ đoạn văn dẩn chứng nầy.
    293.    T16, 189b1-2. Kinh nầy nhấn mạnh trên tánh Không của tất cả các pháp, được     pháp sư Cưu Ma La Thập dịch sang Hoa văn năm 406. Đoạn văn nhấn mạnh trên     tánh Không của ngay cả trí tuệ quán Không, rằng các pháp không tự sinh. Nói     cách khác, ngay cả sự chứng ngộ nầy không sinh khởi ý nghĩa tự tánh – vạn pháp     thiếu cái gọi là chủ thể.
    294.    Nói cách khác, còn có thể nói gì [sâu] hơn thế nữa?. Thêm tiếng thêm lời chỉ là vô     nghĩa.
    295.    Có thể ở đây Trí Khải Đại Sư phê bình thuyết nhị đế của Tam Luận Tông, khi nói     rằng họ đã chất đống muôn vàn phủ định. Đọc chương bảy về Tam Luận Tông.
    296.    Trong trường hợp nầy, chữ Giác chỉ cho Vitarka, là việc của tâm; và chữ Quán chỉ     cho Vicara, tri giác vi tế hoặc sự dung công của tâm, đạt đến cái thấy chân thực.     Giác-quán - tri giác phổ quát của thế gian chân xác từ những cách thấy cao hơn.
    297.    Tôi phải thú thật rằng tôi không mấy hiểu điểm chính trong ẩn dụ nầy. Ẩn dụ nầy     từ kinh Đại Bát Niết Bàn, T8, 703a 25.
    298.    Thiên Thai Đại sư cũng dùng ẩn dụ nầy trong Maha Chỉ Quán, T46, 81c2. Tôn giả     Trạm Nhiên, trong tác phẩm “Chỉ Quán Phụ Hành Truyền Hoằng Quyết”, giải     thích như sau: “hoàn trung có nghĩa là pháp giới sánh với một lâu đài. Đây là nơi     Pháp Vương cư trú. Pháp Vương không có cái nhìn phiến diện. Chân tánh thì     không ở ngoài pháp giới nầy. Chứng nghiệm được sự biến hóa và biết được thực     tại thì gọi là 'tỉnh thức trong lâu đài'. Sau đó, tôn giả đưa ra thí dụ về Trang Tử.     Đọc Bukkyo taikei, Moho Chih kuan IV, 68-69.
    299.   Ẩn dụ nầy cùng chỗ với ẩn dụ về con chó: T8, 703a 25.
    300.    Chỗ nầy, “Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Tiêm” giải thích rằng văn tự sánh với cục     đất, chân tánh sánh với người. Con chó ngốc nghếch kia chưa biết bỏ qua cục đất     ngôn từ. Sư tử, loài vật có trí khôn, biết bỏ danh mà được ý [tức bỏ cục đất mà     đuổi theo người]. Vì vậy, hành giả nên phải biết rằng khái niệm và tri kiến sai lầm     từ văn ngôn mà sinh. Nếu biết dừng khái niệm và tri kiến sai lầm, tức vượt qua     được văn ngôn. Khi đã bước qua chữ và lời, người ấy có thể đi xa, và đặt một dấu     chấm đối với những điều tương đối.”
    301.     Chú ngựa nầy không cần phải dùng roi quất vào thân mà chỉ cần thấy bóng chiếc     roi thì biết ý chủ, chỉ cho người có thể thấy được chân lý mà không cần đến văn     chương chữ nghĩa làm phương tiện.
    302.    Đọc kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 690c28-691a8.
    303.    Nói cách khác,  chữ “tuyệt đối” ở đây không có nghĩa rằng người nầy siêu việt bậc     nhất thế gian, nhưng có nghĩa rằng khả năng của người ấy khó ai sánh kịp. Như     vậy, chữ “diệu” có nghĩa cũng có nghĩa là chỗ cao quý khó sánh kịp.
    304.    Đây là lối chơi chữ của người Trung Hoa vì chữ “tuyệt” cũng có nghĩa là “cắt     đứt”, hoặc “rẽ ngang”.
    305.    Mười bốn phẩm đầu của kinh Pháp Hoa, thuyết về ứng thân Phật, tức Tích môn.
    306.    Đó là, nghĩa chân thực đến từ phương tiện thiện xảo đã thành tựu mục tiêu, và     không còn cần thiết.
    307.    Mười bốn phẩm cuối của kinh Pháp Hoa thuyết về Bản môn.
    308.    Hành giả phải tu tập và vun bồi cái tâm trong sáng, là cái tâm [biết bỏ lại sau lưng]     khái niệm và văn tự.
    309.    Trong đề mục [tương đối khó nắm bắt] nầy, Trí Khải Đại Sư xây dựng cách phân     loại trên ba mặt về Tích môn, liên hệ đến mười bốn phẩm đầu kinh Pháp Hoa, khế     hợp với chúng sinh pháp; Bản môn liên hệ đến mười bốn phẩm cuối kinh, khế hợp     với Phật pháp; pháp quán Tâm khế hợp với tâm pháp. Số trang dày cộm còn lại     của Pháp Hoa Huyền Nghĩa trình bày ba thứ lớp phân loại nầy dười hình thức tích     môn thập diệu, bản môn thập diệu, và quán tâm thập diệu. Thực sự, hầu hết những     luận giải đều liên quan đến tích môn thập diệu trong cõi kinh nghiệm thực chứng     của con người, có thể đọc trong T33, 697c-765a. Bản môn thập diệu trong T33,     765a-771c; nhưng quán tâm thập diệu thì không được nói đến (có thể vì đây là chủ     đề của Maha Chỉ Quán).
    310.    Bốn loại “tuyệt đãi diệu” đã nói ở phần trên.
    311.    Trên cán cân từ thấp lên cao.
    312.    Tức là nhau, hoặc tánh đồng nhất.
    313.    Mười bốn phẩm đầu kinh Pháp Hoa.
    314.    Mười bốn phẩm cuối kinh Pháp Hoa.
    315.    Mười cái diệu trong ba pháp: Phật, chúng sinh, và tâm.
    316.    Câu nầy từ kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 627c15. Kinh nói: “Cái gọi là Pháp là     thầy của chư Phật. Vì thế nên Như Lai cung kính [Pháp]”. Vì thập như-thị,     pratityasamutpada, tứ đế, nhị đế, tam đế, nhất đế, và vô đế đều là pháp, hoặc hơn     nữa, là những giáo pháp thích ứng và có giá trị liên quan đến chân lý bất khả     thuyết, được gọi là thầy của chư Phật.
    317.    Diệu cảnh được nói chi tiết trong T33, 698b-707a.
    318.    Tên gọi hai mươi loại trí, đọc T33,707a28-b6.
    319.    Chỗ nầy tương ưng với bảy loại nhị đế được đưa ra trong đề mục nhị đế dưới đây     (T33, 702a-704c). Bảy loại là trí tương đối và trí chân thực của Tạng giáo, Thông     giáo, Thông giáo tiếp Biệt giáo, Thông giáo tiếp Viên giáo, Biệt giáo, và Biệt giáo     tiếp Viên giáo.
    320.    Chỗ nầy tương ưng với bảy loại tam đế được nói đến dưới đây (T33, 704c-705a).     Bảy loại tam đế là Thông giáo tiếp Biệt giáo, Thông giáo tiếp Viên giáo, Biệt giáo,     Biệt giáo tiếp Viên giáo, và Viên giáo.
    321.    Câu nầy xuất hiện ngay sau câu Pháp là thầy chư Phật, kinh Đại Bát Niết Bàn,     T12, 627b16. Bản văn đọc như sau: “Cái gọi là Pháp là thầy của chư Phật. Vì thế     nên Như Lai cung kính [Pháp]. Vì Pháp thường hằng nên Như Lai thường hằng”.
    322.     Diệu trí được nói chi tiết trong Pháp Hoa Huyền Nghĩa, T33, 707a24-715b16.
    323.    Thực hành pháp tiệm thứ từ thấp lên cao, và pháp khác với tiệm thứ, trực chỉ chân     như. Ngũ hạnh cũng từ kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 67321ff, phẩm Thánh Hạnh.     Bồ tát hành tức Thánh hạnh, phân ra như sau: giới, định, và tuệ. Phạm hạnh: vị Bồ     tát nầy, với tâm thanh tịnh, cứu khổ ban vui cho chúng sinh. Thiên hạnh: thực     hành phù hợp với chân tánh. Anh nhi hạnh: gieo nghiệp lành, trải lòng từ phù hợp     căn cơ chúng sinh. Bệnh hạnh: Bồ tát trải thân mình trong pháp giới, chia sớt     những khốn khổ của chúng sinh, đưa đường giác ngộ.
    324.     Chi tiết về Diệu Hành, đọc Pháp Hoa Huyền Nghĩa, T33, 715b17-716b10.
    325.    Phẩn Dược Thảo Dụ, kinh Pháp Hoa, T9, 19b1-5. Hurvitz, Lotus Sutra, dịch như     sau: “Lưới mây giăng khắp cõi tam thiên đại thiên thế giới, tuôn mưa lớn đều đặn     khắp nơi thấm nhuần. Cỏ cây, lùm buội, cỏ thuốc, hoặc gốc nhỏ, thân nhỏ, cành     nhỏ, lá nhỏ; hoặc  gốc vừa, thân vừa, cành vừa, lá vừa; hoặc  gốc lớn, thân lớn,     cành lớn, lá lớn, tất cả đều nhận được nước mưa...”. Nói cách khác, dù căn tánh     cây cỏ có khác nhau, nhưng mưa rơi không phân biệt, cũng như chúng sinh có khả     năng, thứ lớp, vị thế khác nhau, nhưng chỉ có một chân lý và một mục tiêu chứng     đắc.
    326.    Chi tiết về Diệu Vị, đọc Pháp Hoa Huyền Nghĩa, T33, 726b11-741b6.
    327.    Tam Quỹ Phạm, hoặc ba mặt của chân lý, gồm có chân tánh quỹ, quán chiếu quỹ,     và tư thành quỹ, suy ra từ tam pháp là tam Bồ đề; tam pháp Chúng Sinh, Phật, và     Tâm; và Lý, Tuệ, và Hành. Đọc Ando 1973, 40ff; và ghi chú 201.
    328.    Phật pháp là pháp khó lãnh hội.
    329.    Chi tiết về Diệu Tam Pháp, đọc Pháp Hoa Huyền Nghĩa, T33, 741b7-746c6.
    330.    Thêm chi tiết đọc Pháp Hoa Huyền Nghĩa, T33, 748b10ff. Bốn cách là: minh ứng     minh cảm, minh ứng hiển cảm, hiển ứng hiển cảm, và hiển ứng minh cảm.
    331.    Thêm chi tiết đọc Pháp Hoa Huyền Nghĩa, T33, 748b28-c9.
    332.    Thêm chi tiết đọc Pháp Hoa Huyền Nghĩa, T33, 748b28-c17ff. Chi tiết về “nhị     thập ngũ hữu”, đọc Hurvitz, Chih-i, 339-342.
    333.    Thêm chi tiết về Diệu Cảm Ứng, đọc Pháp Hoa Huyền Nghĩa, T33, 746c7-749c26.
    334.    Ngũ thông thường được nói đến là thiên nhãn, thấy cái người đời không thể thấy;     thiên nhĩ, nghe cái người đời không thể nghe; tha tâm, đọc được tâm người khác,     túc mạng, biết những kiếp trước, và thần túc, đi được khắp nơi như ý. Đọc     Nakamura, Bukkyogo daijiten, 370f. Tôi không biết được sự tương quan giữa năm     thần thông trên và năm thần thông Thiên Thai Trí Khải đưa ra.
    335.    Những việc Phật làm trên thế gian nầy không kết nghiệp đưa đến tái sinh vì Phật     có phiền não trói buộc.
    336.         Thêm chi tiết về Diệu Thần Thông, đọc Pháp Hoa Huyền Nghĩa, T33, 749c28-    751c22.
    337.    Thêm chi tiết về Diệu Thuyết Pháp, đọc Pháp Hoa Huyền Nghĩa, T33, 751c23-     755b8.
    338.    Thêm chi tiết về Diệu Quyến Thuộc, đọc Pháp Hoa Huyền Nghĩa, T33, 755b9-     758a 25.
    339.    Ẩn dụ nầy từ kinh Hoa Nghiêm, T9, 625b-c, Phật tuệ sánh với đại hải. Kinh Hoa     Nghiêm trước tiên diễn tả việc hai mươi lăm ngàn dòng sông đổ vào biển lớn     nhưng vô lượng nước trong biển lớn không tăng cũng không giảm. Rồi thì vô số     long vương nhiều đến tám tỷ, tuôn mưa lớn vào biển cả, số nước mưa nhiều hơn     tổng số nước trước kia, nhưng biển lớn đều tiếp nhận tất cả. Cứ như thế, nước     trong biển lớn nhiều không thể tính kể. Tuy vậy, cũng không sánh được với trí tuệ     Phật.. “Mặc dù nước trong biển lớn sâu, rộng, nhiều không tính kể, cũng không     sánh bằng một phần trăm vô lượng trí của Như Lai” (T9, 625c13-14). Như vậy, lợi     ích có được từ [sự tu trì pháp] Phật thì vô lượng.
    340.    Thêm chi tiết, T33, 755a 26-764b9.
    341.    T9, 5c11-12. Thiên Thai Đại Sư dẩn chứng câu văn nầy rất nhiều lần. Hurvitz,     Lotus Sutra, 23, dịch: “Chỉ có Phật với Phật mới có thể tận tường chân lý”.
    342.     T9, 5c20 và c24. Câu văn nầy cũng thường được dẩn chứng. Hurvitz, Lotus Sutra,     23, dịch: “Các pháp thâm sâu và vi diệu / Khó gặp và khó hiểu... / Chỉ có Ta và     chư Phật khắp mười phương / mới biết được các sự [tướng] trên.” Chữ sau cuối     trong câu văn nầy trong Kinh Pháp Hoa là chữ “Sự”, trong khi Trí Khải dùng chữ     “Tướng”.
    343.    T9, 9c5. Hurvitz, Lotus Sutra, 43, dịch: “Trí tuệ mà Ta chứng đắc được là pháp vi     diệu bậc nhất trong các pháp vi diệu”.
    344.      T9, 3b19. Hurvitz, Lotus Sutra, 10, dịch: “Với trí tuệ vi diệu / vào được đạo vô     thượng”.
    345.    T9, 6a 18-19. Nguyên văn trong kinh Pháp Hoa có khác chút ít, Hurvitz, Lotus     Sutra, 25, dịch: “Đó là pháp vô lậu, vượt ngoài hý luận / pháp thậm thâm vi diệu /     Ta đã chứng đắc viên mãn / [và] chỉ Ta biết được tướng [của pháp nầy] mà thôi.”
    346.        T9, 5c19, 21-22. Hurvitz, Lotus Sutra, 23, dịch: “Xưa kia, theo vô số chư Phật /     Ngài thường đi trên nhiều đường.../ Ngài đã đi trên những con đường [đạo] nầy;     [rồi thì] / trên pháp bảo đàn Ngài chứng đắc quả vị.”
    347.     T9, 6c6. Hurvitz, Lotus Sutra, 27, dịch: “Hai tay chắp lại, và với lòng cung kính /     mong muốn được nghe đạo viên diệu.”.
    348.    T9, 8b25-26. Hurvitz, Lotus Sutra, 37, dịch: “Các pháp tự bản lai / vốn có tướng     tịch diệt / các người con Phật, đã đi trên đường [đạo] / một ngày kia sẽ có thể trở     thành Phật.”
    349.  Chỉ cho một trong những phép lạ khi Phật bắt đầu kinh Pháp Hoa, T9, 2b10-12.     Hurvitz, Lotus Sutra, 3, dịch: “Lúc đó trời mưa hoa mạn đà la, hoa maha mạn đà     la, hoa mạn thù sa, hoa maha mạn thù sa, rải trên thân Phật và tứ chúng.”
    350.    T7a 22-28. Hurvitz, Lotus Sutra, dịch: “Chư Phật, Thế Tôn xuất hiện trên thế gian     vì muốn chúng sinh nghe được tri kiến Phật, và giúp họ được thanh tịnh. Chư Phật     xuất hiện trên thế gian vì muốn chỉ cho chúng sinh tri kiến Phật. Chư Phật xuất     hiện trên thế gian vì muốn chúng sinh hiểu được tri kiến Phật. Chư Phật xuất hiện     trên thế gian vì muốn chúng sinh vào được tri kiến Phật.”
    351.    Phẩm ẩn dụ về căn nhà lửa, T9, 14c18. Hurvitz, Lotus Sutra, 71, dịch: “Và uy     nghiêm trên những chiếc xe kết trân châu nầy / [các người con] dạo khắp bốn     phương.”
    352.  T9, 8a 23-24. Hurvitz, Lotus Sutra, 34, dịch: “Chính Phật trụ trên pháp Đại thừa /     những pháp Ngài chứng đắc / trang nghiêm với thiền định và trí tuệ / từ đó Ngài     cứu độ chúng sinh.”
    353.    Quỹ phạm thứ nhất trong ba quỹ phạm.
    354.    Quỹ phạm thứ hai trong ba quỹ phạm.
    355.    Quỹ phạm thứ ba trong ba quỹ phạm.
    356.    T9, 9c5. Hurvitz, Lotus Sutra, 43, dịch: “Trong hai mươi một ngày /  Ta nghĩ như     vầy: Trí tuệ Ta chứng được / là pháp vi diệu bậc nhất trong các pháp vi diệu.”
    357.    T9, 9b25-26. Hurvitz, Lotus Sutra, 42, dịch: “Ta, với Phật nhãn, thấy chúng sinh     trong sáu cõi / quá đổi nghèo cùng / chẳng phước báu, chẳng trí tuệ...”
    358.    Phẩm ẩn dụ về căn nhà lửa, T9, 14c20-21. Hurvitz, Lotus Sutra, dịch: “Tất cả     chúng sinh đều là con ta.”
    359.    Phẩm ẩn dụ về người cùng tử, T9, 16c12. Hurvitz, Lotus Sutra, 85, dịch: “Lúc bấy     giờ, người con khốn khổ lang thang khắp nơi tìm nơi làm mướn, tình cờ đến trước     nhà người cha, nơi đó, dừng lại bên cổng rào, từ xa nhìn thấy cha ngồi trên tòa sư     tử, ghế kết châu ngọc đỡ chân...”
    360.   Câu nầy từ phẩm Tựa kinh Pháp Hoa, mô tả những hiện tượng thù thắng trước khi     Phật thuyết kinh, và Phật nhập tam muội; T9, 2b26-27. Hurvitz, Lotus Sutra, 4,     dịch: “Lúc bấy giờ, Phật, Thế Tôn vào tam muội, tôi sẽ hỏi ai về những pháp chưa     từng thấy, vượt trên hý luận nầy?.”
    361.    T9, 5c7-8. Hurvitz, Lotus Sutra, 22, dịch: “bằng cách tùy thuận phân biệt, Như Lai     khéo dùng phương tiện thuyết chánh pháp, khiến chúng sinh an lạc.”
    362.    T9, 11b4. Hurvitz, Lotus Sutra, dịch: “Khi tôi nghe được giọng nói hòa nhã, sâu     xa của Phật / rất khác với những điều đã hiểu trước kia, và cực kỳ vi diệu / thấy     được pháp thanh tịnh / lòng tôi vô cùng an lạc.”
    363.     Câu nầy trong phần giới thiệu phẩm Dược Thảo Dụ, rằng tất cả [cây cỏ] cắm rễ     trên một mặt đất (nhất địa), T9, 19a 24-25. Hurvitz, Lotus Sutra, 101, dịch:     “Không ngoại lệ, các pháp ngài thuyết ra đều từ nhất thiết chủng trí”.
    364.        T9, 10a19. Hurvitz, Lotus Sutra, dịch: “Giờ đây, Ta, hoan hỉ và vô úy / giữa các     Bồ tát / bỏ qua pháp phương tiện / chỉ thuyết đạo vô thượng.”
    365.        T9, 31b17-18. Hurvitz, Lotus Sutra, 178, dịch: “Kinh điển Ta thuyết ra hằng muôn     triệu số lượng không thể tính đếm được, hoặc đã thuyết, hoặc đang thuyết, và sẽ     được thuyết. Trong số đó, kinh Pháp Hoa nầy khó tin, khó hiểu nhất.”
    366.    T9, 10b5-6. Câu dẩn chứng nầy có [văn tự] có khác chút ít. Hurvitz, Lotus Sutra,     46, dịch: “Ta, là vua của các pháp / thuyết vô số pháp khắp nơi / chỉ luận đạo nhất     thừa / giáo hóa hàng Bồ tát / mà không là các môn đồ Thanh văn”. Tuy nhiên, chữ     “chỉ” trong bản kinh Pháp Hoa là: “chỉ [có] cho đạo nhất thừa”, chứ không phải     “chỉ [có] Bồ tát”. Như vậy câu nầy có thể mang ý nghĩa rằng Phật thuyết đạo nhất     thừa để dạy hàng Bồ tát, không phải để dạy hàng Thanh văn, vì ngài đã có những     phương pháp giáo hóa khác dành cho với hàng Thanh văn. Điều nầy không có     nghĩa rằng Phật không có môn đồ hàng Thanh văn. Bản văn nói rõ rằng Phật     thuyết diệu pháp cho tất cả chúng sinh “Thanh văn và Bồ tát” (như trong câu kế     tiếp), và Thanh văn có mặt trong số môn đồ của Phật.
    367.   T9, 30c57. Hurvitz, Lotus Sutra, 174, dịch: “Nếu có bất cứ người nào, trước Phật,     nghe một dòng kệ hoặc một câu kinh Diệu Pháp Liên Hoa, sinh tâm tùy hỉ, ta đều     thọ ký rằng người ấy sẽ chứng đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề.”
    368.    T9, 31a10. Hurvitz, Lotus Sutra, 176, dịch: “Khi người nầy hoan hỉ thuyết pháp,     bất cứ ai nghe được dù chỉ nghe trong chốc lát đều sẽ chứng đắc A nậu đa la tam     miệu tam bồ đề.”
    369.    T9, 8a26-27. Hurvitz, Lotus Sutra, 34, dịch: “Nếu như [thực sự] dùng pháp Tiểu     thừa [để độ] / dù chỉ một người / Ta cũng đọa vào tham sân / không nên làm việc     ấy”.
    370.     Từ ẩn dụ căn nhà lửa, T9, 13c7-8. Hurvitz, Lotus Sutra, 63, dịch: “'Những chúng     sinh nầy đều là con ta'. Rồi thì Ngài đồng ban cho cỗ xe lớn, không cho phép bất     cứ người con nào chọn con đường tịch diệt cho riêng mình, nhưng đưa tất cả     chúng sinh vào quả vị tịch nhiên của bậc vô thượng giác.”
    371.    “Mắt tuệ làm nhân, và hành làm chân đưa đường”. Đây là chỗ hành giả có thể     dùng mắt tuệ để nhìn, và bước đi bất cứ nơi nào cần đến.”
    372.    Nói cách khác, cảnh giới khách quan bao giờ cũng hiện hữu trong chính nó và từ     chính nó, và không do đâu tạo ra, hoặc từ đâu làm ra.”
    373.    Nguyên văn “danh sắc” hoặc “tướng”. Nói cách khác, gọi chân lý là “vô đế” hoặc     bất cứ tên gọi nào đi nữa, tức đã đưa ra bộ mặt phân biệt dựa trên ngôn từ, không     diễn tả cân xứng được thực tại, nên không có giá trị tuyệt đối, dù rằng hai chữ “vô     đế” là sự mô tả gần chân tánh hơn bất cứ cố gắng đưa ra một tên gọi nào khác.
    374.      Tuy vậy, không một sự dụng công nào có thể mô tả được “vô đế” vì [càng cố công     thì càng] rơi vào khái niệm phân biệt, là sự mô tả không chính xác, nếu không     muốn nói là giải thích sai lầm nghĩa chân chính của chân lý như-thị.
    375.    Như chúng ta sẽ thấy nơi đồ biểu 1, bốn pháp nầy tương ứng với Tạng, Thông,     Biệt, và Viên giáo.
    376.    Theo Thiên Thai Tông, “giới nội” chỉ cho ba cõi dục, sắc, và vô sắc, là các cõi mà     lời và khái niệm còn được dùng và cần được dùng, là các cảnh giới phương tiện     được dùng để đưa chúng sinh đến giải thoát. Danh từ nầy đối lại với danh từ “giới     ngoại”, là cảnh giới giải thoát của chư Phật và chư Bồ tát. Tuy nhiên, chớ quên     rằng đây không phải là hai thực tại viễn ly, mà là một thực tại được cảm nhận hoặc     chính hoặc bất chính.
    377.     T10, 1b21-22. Câu nầy đã được dẩn chứng ở trên.
    378.    Thiên Thai Trí Khải thường dẩn chứng kinh nầy, được xem là một bản kinh thiền     định Đại thừa. Theo Bukkyo kaisetsu daijiten V, 329-33, nội dung hầu như gần với     kinh điển Tiểu thừa, nhưng hàm chứa phần nào nguyên lý Đại thừa, như ví tâm     với người thợ vẽ, giống kinh Hoa Nghiêm. Những luận thuyết sau đây của đại sư     là sự giản lược văn kinh, tìm thấy trong T17, 135a17-b10. Kinh nói: “như một họa     sĩ vẽ nhiều tranh ảnh, sánh với một tâm gây tạo nhiều loại nghiệp khác nhau.     Hình ảnh phô bày năm sắc, ý niệm về những màu sắc nầy làm sinh khởi tâm chê     chán hoặc ưa thích. Những [hình tướng] được ngũ căn vẽ vời ra thì cũng như vậy...     Những hình dáng hoặc quyến rũ hoặc khó nhìn được vẽ ra... hoạt dụng của tâm     cũng giống như vậy. Có thể sinh ra những quả báo thiện và ác.”
    379.     Theo Thiên Thai Tông, hai vòng xích đầu trong mười hai nhân duyên, là vô minh     và hành, tương ứng với Tạng giáo, nên được nói đến dưới mục nhân duyên sinh     diệt.
    380.    Câu nầy từ kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 806b5.
    381.    Câu nầy từ Bồ Tát Anh Lạc Kinh, T16, 8a25. Không nên lầm bản kinh nầy với     “Anh Lạc Kinh”, được xem là bản kinh ngụy tác, và là một trong những xuất xứ     tên gọi “tam đế” của Thiên Thai Đại Sư. Đọc chương ba. Tuy nhiên, trong Pháp     Hoa Huyền Nghĩa thì cả hai bản kinh nầy đều chỉ cho Nhân Vương Kinh.
    382.    Tôi chưa thể tìm được xuất xứ của mười hai vòng pratityasamutpada. Shakusen     kogi cho rằng nhóm chữ “mười hai thành quách” lấy từ “Ngũ cú chương ngũ     kinh”, nhưng theo tôi được biết thì bản kinh nầy đã thất truyền. Đọc Bukkyo     taikei: Fa hua hsuan i II, 8.
    383.    Sau đây là đoạn văn tóm tắt từ [Bồ Tát] Anh Lạc Kinh, T16, 37c4-9. Kinh nói:     “Vô minh làm duyên cho hành, cũng sinh khởi mười hai [vòng xích]. Hành làm     duyên cho thức, cũng sinh khởi mười hai [vòng xích]. Thức làm duyên cho danh     sắc, cũng sinh khởi mười hai [vòng xích] v.v...
    384.    Nói cách khác, mỗi một vòng trong mười hai vòng xích chứa đựng mười một vòng     xích kia.
    385.    Mười hai vòng xích nhân với mười một thì là một trăm ba mươi hai. Tôn giả Trạm     Nhiên đưa ra vấn đề nầy trong tác phẩm Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Tiêm, và     nói rằng vì sinh tử kể như là một (luân hồi), nên con số một trăm hai mươi là từ     mười hai nhân mười thay vì mười một.
    386.    Những câu nầy có hai lối dịch sang Hoa văn khác nhau, từ một chữ Phạn là     pratityasamutpada. Người ta có thể tưởng tượng rằng lối chú giải của các nhà học     giả thông thái đã ra đời ở Trung Hoa để giải thích sự vi tế của hai danh từ nầy, như     Thiên Thai Đại Sư đã làm. Tôn giả Trạm Nhiên và những nhà chú giải khác dò lại     đề mục nầy trong Abhidharma-mahavibhasa Sastra. Thêm chi tiết, đọc Bukkyo     taikei: Fa hua hsuan i, II, 11-15.
    387.   Nhân đời hiện tại.
    388.    Quả của đời quá khứ, là đời hiện tại.
    389.    Nhân đời vị lai.
    390.    Quả đời vị lai.
    391.    Vì một vị A la hán thì không còn tái sinh trong cõi luân hồi.
    392.    Shakusen kogi cho rằng bản văn nầy chỉ cho Abhidarma-dharma-skandha-pada     Sastra của Mahamaudgalyayana, là một bản Sarvastivadin Abhidharma. Bản văn     còn lưu truyền, T26, No. 1537, được pháp sư Huyền Trang phiên dịch. Như vậy,     nếu nhận xét trên là đúng, thì Thiên Thai Đại Sư phải được đọc bản dịch có trước     [thời pháp sư Huyền Trang], mà ngày nay đã thất truyền. Đây là một vấn đề chưa     có câu giải đáp về những bản A tỳ đạt ma mà Trí Khải đã đọc, và những bản văn     nào đại sư đã cho là có thể đáng tin cậy để đưa ra những luận thuyết về Tạng giáo.     Trong trường hợp nầy, tôi chưa thể tìm ra nguồn gốc.
    393.    Có thể chỉ cho Vasumitra, một trong những luận sư có uy thế thuộc Abhidharma-    mahavibhasa Sastra. Tôi cũng chưa tìm được xuất xứ, ý nghĩa lập luận của đại sư     ở đây.
    394.    Thường thì có ngũ căn mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân. Có thể ở đây chỉ cho cách phân     loại của một bản A tỳ đạt ma chưa biết được nguồn gốc, có bốn nhóm ngũ căn.
    395.    Ở đây bắt đầu phân chia năm trạng thái [của thai nhi] trong bụng mẹ trước khi     được sinh ra, và sáu căn rõ ràng.
    396.    Nói cách khác, thân đứa bé sơ sinh có đủ các căn, nhưng chưa bắt đầu ý thức rõ     ràng.
    397.    Ba kinh nghiệm có thể là phiền não, mê đắm, và trói buộc; nhưng cũng có thể là     vui, khổ, chẳng vui cũng chẳng khổ. Đọc Nakamura IV, 470.
    398.    Bakkula là một môn đồ của Phật Thích Ca Mâu Ni. Thêm chi tiết, đọc Mochizuki     IV, 4190.
    399.    Tên gọi nầy thường thấy ở điểm cuối của mười hai vòng nhân duyên.
    400.    Hoặc, họ đưa ra thuyết phủ nhận nhân, một trong bốn thuyết của ngoại đạo. Đọc     Nakamura, Bukkyo daijiten, 1314.
    401.    Hoặc, từ cái sinh ra (vô minh và hành) đối với cái được sinh ra (thủ và hữu).
    402.    Như vậy chấm dứt phần Thiên Thai Đại Sư trình bày về nhân duyên sinh diệt. Lối     hiểu về pratityasamutpada khế hợp với Tạng giáo. Thường thì rất khó nắm bắt     được điều đại sư muốn nói trong mục nầy. Vấn đề chính là đại sư đã căn cứ vào     những bản văn A tỳ đạt ma không còn lưu truyền ngày nay, hoặc trên những suy     luận và phân biệt của người Trung Hoa dựa trên những danh từ A tỳ đạt ma mà     ngày nay chúng ta không được biết. Không biết được bản văn đại sư dùng để tranh     biện, đưa đến sự khó khăn trong việc nhận định ý nghĩa và giá trị tư tưởng của đại     sư [trong phần nầy]. Tuy nhiên, có thể kết luận rằng ở đây đại sư đã trình bày một     cách hiểu về pratityasamutpada theo Tạng giáo như nhân của giả và chân, pháp có     sinh có diệt. Cách hiểu về pratityasamutpada nầy không thể lên đến được đỉnh     cao, và từ đó nhìn thấy được tánh Không trong vạn pháp. Không, pháp vô sinh     diệt là cái hiểu kế tiếp.
    403.    Nói cách khác, cả cái hiểu nầy và cái hiểu trước vẫn còn nằm trong phạm vi khái     niệm, nhưng lối hiểu thứ hai thì vi tế hơn, vượt qua được lối hiểu thô thiển thứ     nhất. Chỗ nầy ứng hợp với Thông giáo, thuyết về Không.
    404.    T30, 1b22-23. Đây là phần dẩn chứng Trung luận thứ hai đã nói trên.
    405.    Tất cả đều thiếu chủ thể.
    406.    T16, 340b15-16. Về nguyên bản chữ Phạn, đọc Bagchi Suvarnaprabhasa Sutra,     Buddhist Sanskrit Text no. 8, Darbhanga, 1967, 33.
    407.     Đây là một thí dụ phổ thông trong Phật giáo, chuyện một người sinh lòng kinh hãi     khi nhìn thấy một rễ cây vì tưởng lầm là con rắn. Dĩ nhiên, khi người nầy biết     mình lầm, rằng chỉ là rễ cây chứ chẳng phải là rắn rít chi cả, thì liền hết sợ hãi. Về     những ẩn dụ và ngụ ngôn ví thế gian nầy như một cõi ảo hóa, và sự phát triển     truyền thống Yogacara, đọc Nagao Gadjin, The Buddhist World View as     Elucidated     in the Three-nature theory and Its Similes.”, The Eastern Buddhist,     New Series, Vol. XVI, no.1, Spring 1983, 1-18.
    408.        Khế hợp với giả hữu của Biệt giáo.
    409.    T9, 465c26-27. Câu nầy được dẩn chứng nhiều lần. Đọc ghi chú 106. Theo Thiên     Thai Tông, chỗ nầy không chỉ được giải thích với nghĩa duy tâm, nhưng không có     điều gì chúng ta kinh nghiệm mà không qua những khái niệm từ tâm dựng lập.     Đây không phải là một sự phủ nhận chân lý của thế giới khách quan bên ngoài.
    410.    Có thể đọc Kinh Thập Địa Luận (Dasabhumika Sutra Sastra), T26, 180a 20-    21.Thiên Thai Đại Sư không nói xuất xứ những bản văn, trường phái, hoặc tên học     giả mà đại sư dẩn chứng; nhưng vào thời kỳ nầy thì thấy có phái Địa Luận (Ti lun)     ở phương Nam nói rằng thức A lại da là thức thanh tịnh, vô nhiễm, tức chân như.     Đọc Stanley Weinstain, The Concept of Alayavijnana; Yuki Kyoju Shooju kinen:     Bukkyo shiso-shironshu, Tokyo: Daito Shuppan, 1964, 33-50. Cũng đọc những     luận đề của Ando 1973, 96ff.
    411.      Shakusen kogi cho rằng câu dẩn chứng nầy từ bản dịch đời nhà Lương của     Mahayana Samgraha, 11-16, tất nhiên rằng bản dịch của Paramartha, T31, no.     1593 và no. 1595 vẫn còn lưu truyền. Tuy vậy, tôi vẫn chưa tìm thấy dẩn chứng     nầy trong các tác phẩm trên. Dù sao đi nữa thì ở đây, đại sư nói đến hai phái Số     luận và Địa luận (chính xác hơn thì là Huệ Viễn và Đại Thừa Nghĩa Chương – đọc     chương 5) nói rằng thức A lại ya là thức ô nhiễm, và đưa ra thức thứ chín là thức A     ma la (amalavijnana). Đọc Stanley Weinstain, 1964, 43-46. Thật khó mà biết được     Số Luận dạy điều gì, vì những văn bản của phái nầy không còn lưu truyền.     Weinstain dẩn chứng “Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Tiêm” của tôn giả Trạm     Nhiên như sau: “Các phái ở phương Bắc nhìn thức A lại ya như là từ đó hiện     tượng tùy thuộc vào (sản phẩm của chúng), trong khi các phái phương Nam thì     cho rằng đó là chân như, tức nguồn cội. Tuy rằng cả hai phái đều theo thuyết của     ngài Thế Thân (Vasubandhu), nhưng sự giải thích của họ thì như nước với lửa.     (Weinstein, 1964, 40).
    412.    Đây là “chân thức” hoặc “thức vô nhiễm”.
    413.    Nói cách khác, “cái hiểu ô nhiễm” chỉ đủ để hiểu chân lý ở mức độ thấp, nhưng     không đến được với vô phân biệt trí.  
    414.    Đọc đề mục “Phá pháp biến”, T46, 62a 14ff.
    415.    Đọc về bốn phương pháp giáp hóa, chương hai, Đại Trí Độ Luận.
    416.    Câu nầy thực sự “Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận” dẩn chứng từ kinh Thắng     Man, T12, 222a 21-22, đọc như sau: “Tất cả trí tuệ thanh tịnh của các bậc A la hán     và Duyên giác không tiếp nhận được cảnh giới khách quan của đại trí và pháp thân     Như Lai”. Trong “Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận”, T31, 829c2-3, đọc như sau:     “Tất cả trí tuệ Không của A la hán và Duyên giác không tiếp nhận được cảnh giới     khách quan của đại trí và pháp thân Như Lai”. Tóm lại, “Cứu cánh nhất thừa bảo     tính luận” thay thế “Không trí” vào chỗ “tịnh trí” trong kinh Thắng Man. Thiên     Thai Đại Sư cũng theo sự hoán đổi nầy, và cũng thay thế “pháp thân Như Lai” với     “cảnh giới khách quan của đại trí và pháp thân Như Lai”. Dù sao, điểm quan trọng     là các vị A la hán và Duyên giác, là những người đã hiểu pratityasamutpada qua     khái niệm như đã giải thích ở trên, không hoàn toàn cảm nhận đầy đủ được cảnh     giới khách quan như Phật cảm nhận với trí tuệ thấy biết tất cả (sarvajna). Đề mục     theo sau là sơ lược về giáo lý tìm thấy trong “Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận”,     T31, 829b-830c. Bản dịch Anh ngữ của “Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận”, đọc     Takasaki Jikido 1966, 207-218. “Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận” quay lại làm     chỗ y cứ cho kinh Thắng Man.
    417.    Bốn pháp đối trị “Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận”, T31, 829b22 như khái     niệm về vô thường (anitya), khổ (dukkla), vô ngã (anatman), và bất tịnh (asubha).     Bốn khái niệm nầy được dùng trong pháp Tiểu thừa để diệt phiền não, tiến về đạo     giác ngộ. Thiên Thai Đại Sư, đọc “Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận”, và nói rằng     đây không phải là giáo pháp viên mãn của Phật [dạy].
    418.     Vì Phật là thường, lạc, ngã, và tịnh.
    419.    Cảnh giới vô nhiễm trong đó tất cả phiền não đã diệt. Dây là mục tiêu chứng đắc     của bậc Nhị thừa.
    420.    “Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận”, T31, 830b1-2 kể ra bốn chướng ngại chưa thể     chứng đắc “pháp thân thanh tịnh Như Lai” như duyên tướng, nhân tướng, sinh     tướng, và diệt tướng. Trí Khải không dẩn chứng nguyên văn (hoặc là muốn sửa     bản văn) chướng ngại thứ hai khi dùng chữ “các tướng” thay vì “tướng của các     nhân”. Đây không phải là điều quan trọng, vì sau đó đại sư giải thích về bốn     chướng ngại; chướng ngại thứ hai được nói rõ là chỉ cho các nhân. Tóm lại, Đại sư     nói rằng chứng đắc quả vị A la hán không có phải là [quả vị] tịch diệt, và các vị A     la hán và Duyên giác vẫn còn những chặng đường phải đi trước khi đắc quả Bồ     đề, và vẫn phải tái sinh.
    421.    Đây là khuynh hướng căn bản, ẩn tàng của tập khí vô minh mà hàng Nhị thừa     chưa diệt được, vẫn còn là chướng đạo Bồ đề. Đọc kinh Thắng Man, T12, 220a9b.
    422.    Hành động mà không trói buộc hoặc phiền não nên không nghiệp lực.
    423.    Manomayakaya. Chỉ cho ý sinh thân của những người đã diệt được phiền não.     Takasaki 1966, 215, diễn tả như sau: “Thân của bậc thánh được nói là chỉ có thức     uẩn (mano-skandha) thay vì ngũ uẩn (upadana-skandha) như người phàm”. Thể     tánh của ý sinh thân vẫn chưa phải là dễ hiểu. Wayman luận về vấn đề nầy trong     bản dịch kinh Thắng Man, 1974, 29-31. “Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận”, T31,     830b27-28 nói về ba loại ý sinh thân của A la hán, Duyên giác, và “đại lực Bồ tát”.
    424.    Chỗ nầy cũng dựa trên kinh Thắng Man, phân biệt cái chết của phàm nhân và của     những người đắc được ý sinh thân, như một sự hoán chuyển khó nghĩ bàn. Nói     cách khác, cái chết của những vị nầy vượt ngoài khái niệm phân biệt mà tôi và     người khác không thể diễn tả được. Đọc kinh Thắng Man, T12, 219c21; Wayman,     Srimaladevi Sutra, 82.
    425.     “Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận”, T31, 830b13ff; Takasaki, 216ff.
    426.    Theo Nakamura, Bukkyo daijiten, 1103, trong Phật giáo Đại thừa, “đại ngã” có     tám thần lực là: một thân ứng hiện nhiều thân, ứng thân trong khắp tam thiên đại     thiên, bay giữa trời v.v... , là khái niệm mượn từ phái Vedanta.
    427.    Đề mục nầy và sự tương quan giữa những thành phần khác nhau được tóm tắt     trong đồ biểu 8.
    428.    T12, 768b11-12, và c17-18. Câu nầy nằm trong phần luận chi tiết về Phật tánh.
    429.    Cùng chỗ dẩn chứng trên, kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 768a 19-21. Toàn bản văn     đọc có hơi khác với cách dẩn chứng vắn tắt của Thiên Thai Trí Khải: “bản tế của     sinh tử có hai loại. Đầu tiên là vô minh, thứ đến là sự tham ái cho đến hữu; giữa     hai cái nầy là sinh, lão, bệnh, tử. Đây gọi là trung đạo. Theo đường nầy thì trung     đạo có thể vượt qua sinh tử [luân hồi]: vì vậy mà gọi là trung. Vì nghĩa nầy nên     pháp trung đạo gọi là Phật tánh; cho nên Phật tánh là thường, lạc, ngã, và tịnh.     Chúng sinh không dễ cảm nhận được điều nầy, vì vậy mà tưởng lầm là vô thường,     khổ, vô ngã, và bất tịnh.” Tôi tự thấy câu văn trên thực mơ hồ, và phi lý. Câu văn     không tự chứng minh được điều muốn diễn đạt thay vì đi từ kết luận nầy sang kết     luận khác. [Người đời sau ghi chép lầm chăng?].  
    430.      Mối tương quan giữa, hoặc là đồng nhất của tam đảo (phiền não, nghiệp, khổ) và     tam Bồ đề (giác ngộ, giải thoát, và pháp thân) sẽ được nói rõ trong mục kế tiếp.
    431.    Như Trí Khải Đại Sư đưa ra ở phần trên, ba vòng xích nầy là “phiền não đạo”.
    432.    Hai vòng xích nghiệp đạo.
    433.    Năm quả hiện tại từ thức cho đến thọ, và quả tương lai là sinh và lão tử. Những     vòng nầy là “nghiệp đạo”.
    434.    Bước một bước xa hơn, khổ quay sang làm nhân duyên cho phiền não, khiến vòng     quay trở nên vô tận.
    435.    Đọc Trung Luận, T30, 1b22-24, về dẩn chứng trên, rằng pratityasamutpada được     dạy là pháp khế hợp căn cơ bậc Thanh văn, nên là nội dung của Tạng giáo.
    436.     Câu nầy không phải từ phẩm “Văn Tự” là phẩm luận chi tiết về chủ đề nầy, mà là     từ kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 630a 22ff, trong đó Phật dạy rằng ngài không có     bất cứ mật tạng che dấu, không nói ra. Điểm nầy được thuyết (T12, 630c26-    631a6) trong thí dụ về người cha giàu có, hết lòng thương con, đưa con đến gặp     thầy để được dạy dỗ. Tuy vậy, người con nầy chưa thể hiểu được những môn học     khó, người cha liền đưa con mình về nhà, dạy con bài học vỡ lòng (bán tự). Nói     cách khác, khi người cha dạy những bài học vỡ lòng cho con mình, không phải vì     muốn ông giữ lại cho riêng mình những bài học sâu xa, khó hiểu, mà là trước hết     dạy những bài học con mình tùy khả năng có thể hiểu được để chuẩn bị cho những     bài học khó hơn. Giáo lý Tiểu thừa của Phật cũng giống như vậy.
    437.    Có thể chỗ nầy muốn nói đến phẩm Dược Thảo Dụ, kinh Pháp Hoa, T9, 19c1-6,     Hurvitz, Lotus Sutra, 103, dịch như sau: “Những cỏ cây, lùm buội, cỏ thuốc không     tự biết bản tánh thượng, trung, hạ của chúng, nhưng đấng đại giác biết pháp nhất     tướng, nhất vị, tức tướng giải thoát, tướng buông xả, tướng tịch diệt, tướng Niết     Bàn tịch diệt, sau cùng đưa về Không. Phật, biết như vậy, quán sát lòng vọng dục     của mỗi chúng sinh, đưa chúng sinh [đến nơi] an lạc. Vì lý do nầy nên không lập     tức thuyết ra tất cả pháp.”
    438.    Nguyên văn “tự tánh (svabhava) không hiện hữu”. Đơn giản hơn thì là “vạn pháp     giai Không”.
    439.    Từ kinh Đại Bát Nhã, Đại Trí Độ Luận dẩn chứng. Bản văn thuyết về tánh Không     trong tất cả các pháp, cho nên ngay cả lục độ cũng chỉ như huyễn, như mộng (T25,     448c19), tức thiếu chủ thể. Đoạn văn liên quan là: “Ta thuyết rằng Niết Bàn cũng     như huyễn, như mộng. Nếu có một pháp nào cao hơn cả Niết Bàn, ta đều nói rằng     như huyễn, như mộng. Vì thế, hỡi các chúng sinh cõi trời, [các ngươi phải biết     rằng] các pháp như huyễn mộng nầy bất-nhị, và không khác với Niết Bàn”. (T25,     449a 7-10).
    440.     Đọc T30, 1b24-26. Đoạn văn nầy đã dẩn chứng và giải thích ở trên.
    441.    Một trong sáu chủ đề theo truyền thống Vệ Đà; chỉ cho cùng thí dụ trong ghi chú     436; đọc T12, 630b26-631a6. Kinh Đại Bát Niết Bàn giải thích thí dụ nầy như sau;     “Người giàu có tượng trưng Như Lai. Người con tượng trưng tất cả chúng sinh.     Như Lai nhìn tất cả chúng sinh chẳng khác con mình. Pháp dạy người con chỉ cho     Thanh văn thừa. Bán tự giáo chỉ cho chín tạng kinh thuộc Tiểu thừa. Văn pháp cao     hơn chỉ cho kinh điển Đại thừa. Vì các vị Thanh văn chưa thuần thục [nguyên văn     là “năng lực trí tuệ” để hiểu những pháp thậm thâm], nên Như Lai dạy họ chín     tạng kinh bán tự, và không dạy văn pháp Đại thừa.” (T12, 631a 11-16).
    442.     Yathatmyavataranakusalaih. Đại Trí Độ Luận, T25, 107a17. Đọc Lamotte, Ta chih     tu lun I, 397, dịch như sau; “Ils excellaient à sauver convenablement” . Chỗ nầy     chỉ cho việc Bồ tát dùng phương tiện thiện xảo để độ thoát chúng sinh vì khế hợp     được với các pháp như thực, tức thiếu tự tánh, khác với những cách dụng công thô     của hàng Tiểu thừa. Đại Trí Độ Luận nói như sau: “Pháp ngoại đạo, dù nói rằng     cứu chúng sinh nhưng không thực sự là cứu chúng sinh, vì những kiến hoặc như     xiềng xích [buộc ràng]. Mặc dù hàng nhị thừa có phương tiện cứu người, họ vẫn     không thể cứu được người vì họ không phải là bậc nhất thiết chủng trí (sarvajna),     cũng không có khả năng dùng phương tiện thiện xảo. Chỉ Bồ tát là những người     có thể thực sự [dùng phương tiện khéo] cứu được chúng sinh. (T25, 107a 18-22)
    443.    Phẩm Dược Thảo Dụ, kinh Pháp Hoa, T9, 20a1ff, Hurvitz, Lotus Sutra, 107, dịch     như sau:
         Có hàng Phật tử chuyên tâm nơi Phật đạo, thường xuyên tu tập hạnh từ bi; tự biết     không hề nghi ngờ rằng chính họ sẽ thành Phật. Đây gọi là cây thuốc nhỏ”. Đọc     T9, 20a 27-29; phần luận thuyết của Thiên Thai Đại Sư về chủ đề nầy trong Pháp     Hoa Văn Cú, T34, 96b-c, cũng cho rằng “cây thuốc nhỏ” tức Thông giáo.
    444.    Đọc luận về Biệt giáo trong phần trước, với bốn loại nhân, duyên, sinh, và diệt căn     cứ và “Nhất thừa bảo tánh luận” (Ratnagotravibhaga).
    445.   Đây là dòng kệ thứ nhất và thứ ba, Trung Luận 24:18, T30, 33b11-12. Đọc đồ biểu     1.
    446.    Có thể đọc Đại Trí Độ Luận, T25, 621a13-15.
    447.    Kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 732a 23-24, Thiên Thai Đại Sư thường dẩn chứng,     như trong Maha Chỉ Quán, T46, 8a2-3. Bản văn đọc như sau: “Tại sao Như Lai lại     hỏi về duyên khởi?. Thế Tôn cũng có nhân và duyên. Vì [nhân] diệt vô minh mà     chứng đắc ánh sáng A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề.”
    448.    T9, 20b17, Hurvitz, Lotus Sutra, 109, dịch như sau:
         “Lại an trụ thiền định. Chứng đắc lực thần thông. Nghe rằng pháp vốn Không.          Tâm nở bừng an lạc. Phóng hằng muôn ánh sáng. Trên tất cả chúng sinh. Đây gọi     là cây lớn. Sẽ còn luôn tăng trưởng.”
    449.    Phiền não, nghiệp, và khổ.
    450.    Tam đức: bát nhã, giải thoát, và pháp thân.
    451.    Tưởng đảo, kiến đảo, và tâm đảo. Kinh Đại Bát Niết Bàn, q.7.
    452.    Đây là dòng kệ thứ nhất và thứ tư, Trung Luận 24:18, T30, 33b11-12.
    453.    Đây là chỗ theo sau phần dẩn chứng từ Đại Trí Độ Luận, T25, 621a 14-15.
    454.    Đọc T12, 768a20-22. Câu nầy giống chỗ dẩn chứng về Viên giáo trong mục trước.     Nguyên văn đọc như sau: “Bản tế của sinh tử có hai loại. Đầu tiên là vô minh, thứ     đến là sự tham ái cho đến hữu; giữa hai cái nầy là sinh, lão, bệnh, tử. Đây gọi là     trung đạo”. Bản văn luận về ý nghĩa của Phật tánh.
    455.    Phẩm Phương Tiện, kinh Pháp Hoa, T9, 9b9, Hurvitz, Lotus Sutra, dịch như sau:
         “Do duyên đức, chứng đắc hạt giống Bồ đề. Vì vậy nhất thừa được thuyết.”
         Trong phần ghi chú, Hurvitz nói rằng câu nầy trong bản Phạn văn còn lưu truyền     thì rất khác, có thể phiên dịch như sau: “Pháp nhãn thường hằng, bản tánh các     pháp luôn chiếu soi. Như đã từng thấy, Phật, đấng Lưỡng Túc Tôn, sẽ thuyết pháp     nhất thừa.”
    456.    Câu nầy nằm ở phần kệ cuối trong phẩm Dược Thảo Dụ đã dẩn chứng, T9, 20b22.     Hurvitz, Lotus Sutra, 109, dịch như sau: “Nầy Ca Diếp, phải biết rằng qua nhân và     duyên, nhiều thí dụ khác nhau [được dùng] để chỉ Phật đạo. Đây là pháp phương     tiện của Ta. Chư Phật cũng như vậy. Nay, vì các ông, Ta thuyết ra chân lý tối     thượng.”
    457.    T9, 6c19. Nói cách khác, chân lý tối thượng của chư Phật vượt ngoài cái hiểu     thuộc khái niệm phân biệt, nhưng sau cùng hiển lộ thể tánh trong kinh Pháp Hoa.
    458.    Những kinh khác, cũng như Tạng, Thông, và Biệt giáo tất nhiên là Phật pháp; tuy     nhiên, Phật pháp viên mãn thì hiển lộ trong kinh Pháp Hoa.
    459.    Nói cách khác, ban cho người cùng tử tất cả những thứ người ấy cần dùng, như     Phật [tùy cơ] mà ban giáo pháp cho mỗi chúng sinh. Câu nầy từ phẩm Thí Dụ,     kinh Pháp Hoa, T9, 17a20. Có thể đọc Hurvitz, Lotus Sutra, 87.
    460.        Người cha dùng phương tiện “ban cho” con mình những vật dụng vốn là sở hữu     của anh, cũng như Phật hướng dẩn chúng sinh thấy được Phật tánh vốn có trong     mỗi người.
    461.    Chính kinh Pháp Hoa hiển lộ rằng là vua của các kinh. T9, 32a16.
    462.    T12, 660c9. Nguyên văn trong kinh Đại Bát Niết Bàn, đọc như sau: “Những bản     kinh Đại thừa và kinh Đại Bát Niết Bàn thì cũng giống như vậy. [Các bản kinh     nầy] có thể vì hàng Thanh văn và Duyên giác mà mở tuệ nhãn [cho họ]. Tuệ nhãn     nầy chỉ cho khả năng tiếp nhận được Không đế.”
    463.    Đây cũng là phần nói về Phật tánh trong kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 772b16-17.
    464.    Nói cách khác, Viên giáo tế không phải vì sánh với thô, nhưng với nghĩa [là     pháp môn] tuyệt đối [vi diệu].
    465.      Đây là một đoạn trong T12, 711b7-9. Nguyên văn đọc như sau: “Nói về minh, có     ba loại: minh của Bồ tát, minh của chư Phật, và minh [liên quan đến] vô minh.     Minh của Bồ tát tức bát nhã ba la mật. Minh của Phật tức Phật nhãn. Minh [liên     quan đến] vô minh tức rốt ráo Không”. Đoạn văn nầy không nói rằng vô minh và     minh như nhau; mà nói rằng thấy được Không đế là đưa minh vào thực tánh của     vô minh.
    466.     Tôi [Swanson] thật không biết rõ xuất xứ của thí dụ nầy.
    467.    Một tượng trưng với Bồ tát vị, là “thai bào” nơi Phật thọ sinh. Kinh Nhân Vương,     T. 826b29 gọi Bồ tát vị là “thánh thai”. Đề tài nầy được nói chi tiết trong các tác     phẩm luận về Nhân Vương Kinh của Thiên Thai Đại Sư, T33, 269a19ff, và đặc     biệt 269c13.
    468.    Tôn giả Trạm Nhiên cho rằng những người nầy có thể là các “bậc thầy giảng kinh     Thắng Man; chỉ cho các học giả chuyên học về kinh Thắng Man, trong khi những     học giả khác thì chuyên học kinh Đại Bát Niết Bàn hoặc Nhiếp Đại thừa. Đọc     Bukkyo taikei: Fa hua hsuan i II, 73-77.
    469.    Chỉ cho sáu mục trong kinh Thắng Man, về “Vô biên tứ đế”, T12, 221a 20-b7.     Đọc Wayman, Srimaladevi Sutra, 95. Mục nầy nhấn mạnh rằng mặc dù các vị     Thanh văn và Duyên giác đã diệt được phiền não và vô minh, nhưng chẳng phải là     đã hoàn toàn diệt được đến chỗ rốt ráo, vì vậy chữ “Thánh” chỉ dành riêng cho     Như Lai, là bậc đã diệt tất cả chướng ngại, chứng đắc giải thoát.
    470.     Kritaka, tác, hữu vi, ý thức, dụng công; đối lại với vô tác, vô thức, vô vi, vô dụng     công.     Chỗ nầy chỉ cho mục thứ tám trong kinh Thắng Man, T12, 221b22ff.     Wayman, Srimaladevi Sutra, 96-97, dịch hai từ nầy là “created” và “uncreated”.     Diane Paul,     The Buddhist Feminine Ideal: Queen Srimala and The Tathagata-    garbha, Missoula: Scholar's Press, 1980, 191, dịch là “conditioned” và     “unconditioned”. Mặc dù tất cả những từ ngữ nầy đều không sát nghĩa, tôi     [Swanson] chọn hai từ “deliberate” và “spontaneous”, căn cứ vào cách chú giải     của Thiên Thai Đại Sư.
           Qua lối giải thích bốn cách hiểu về Tứ Thánh Đế của Trí Khải, mục thứ tư là Vô     Tác Tứ Đế. Như chúng ta sẽ thấy, chỗ nầy chỉ cho thực tại như-nó-là, vô dụng     công, và không trở thành khái niệm. Chữ “vô tác” có ý nghĩa quan trọng về mặt     thực hành, nơi mà sự thực hành rốt ráo là sự quán chiếu và trí tuệ vô tác hội nhập     thực tại. Phật tuệ không phải là một sự phân tích có dụng công, mà là đại trí tuệ tự     nhiên hội nhập vào chân lý. Cũng vậy, hoạt dụng phổ độ chúng sinh của chư Phật     không phải là một cố gắng có dụng công, mà phát xuất tự nhiên từ tâm đại bi.
           Kinh Thắng Man sử dụng chữ Tác và Vô Tác, mặt khác, gần với nghĩa “sáng tạo”     và “không sáng tạo” hoặc “hữu vi” và “vô vi”. Đoạn văn liên hệ như sau: “Ý     nghĩa của hữu vi thánh đế được giải thích là tứ đế có thể so lường (hữu lượng). Tại     sao? Vì không do tùy thuộc vào nơi khác mà [hành giả] có thể biết tất cả khổ, tập,     diệt, và đạo. Vì vậy, Thế Tôn, có cả hai hữu vi luân hồi và vô vi luân hồi, và Niết     Bàn cũng như vậy, có hữu lậu và vô lậu. Ý nghĩa vô vi thánh đế được giải thích là     tứ thánh đế không thể so lường (vô lượng). Tại sao? Vì hành giả có thể, với  năng     lực của riêng mình, biết tất cả khổ, diệt tất cả nhân khổ, thấy tịch diệt, và vun bồi     đạo.” (T12, 221b22-29). Nói cách khác, như kinh Thắng Man nói, trí tuệ và hoạt     dụng của Phật thì vô tác và vô     lượng, bởi vì từ tự ngã và tự lực của Ngài. Chư vị     Thanh văn và Duyên giác còn tùy thuộc vào người khác (Phật), cho nên trí và     hành của họ còn là hữu vi, giới hạn, và có dụng công.
    471.    Kinh Thắng Man, T12, 221b23. Đọc ghi chú ở trên.
    472.    Họ vẫn còn có chỗ chứng đắc, trở thành. Trong trường hợp nầy, ý nghĩa chữ “tác”     là hành động, làm, hoặc sáng tạo, được dùng như chơi chữ.
    473.      Trong trường hợp nầy, có nghĩa “còn có việc phải làm, hoàn thành”. Thật khó có     thể dịch sang Anh ngữ một cách thông suốt những trường hợp các chữ có nghĩa     gần như nhau, và có trường hợp lại khác nhau như trong văn tự Trung Hoa.
    474.    Kinh Thắng Man, T12, 221b23-24. Đọc phần phiên dịch trong ghi chú 470.
    475.    Nói cách khác, chư vị Thanh văn nghe được pháp tứ thánh đế từ giáo lý của Phật,     nhưng đây là cái hiểu chân lý “hữu lượng”, không phải là chân lý vô lượng bất khả     tư nghị vượt ngoài ngôn từ.
    476.    Tôi thường dùng chữ “spontaneous” để dịch chữ vô tác. Trong trường hợp nầy,     “không còn việc làm cần phải hoàn thành” .
    47 7.    Đây là một đoạn trong kinh Thắng Man, T12, 221b27-29. Nguyên đoạn văn đọc     như sau: “Phật, có thể, với Phật lực, biết tất cả khổ, diệt tất cả nhân khổ, thấy tịch     diệt, và vun bồi đạo.”
    478.    Sự phân loại dựa vào một một đoạn kinh thuyết về tứ thánh đế trong Đại Bát Niết     Bàn, T12, 676b-678b. Kinh Đại Bát Niết Bàn không phân loại tứ thánh đế; nhưng     Thiên Thai Trí Khải đã trích những nhóm chữ như “sinh và diệt”, “vô lượng” từ     kinh. Về mặt nầy thì sự phân loại vốn do đại sư mà có. Luận về bốn cách phân loại     tứ thánh đế trong Maha Chỉ Quán, đọc chương 1.
    479.    Chỉ cho Tạng giáo, với những lối nhìn phiến diện khi thấy các pháp sinh diệt, thay     vì thấy được tánh Không của các pháp.
    480.    Nói cách khác, hai đế đầu là khổ đế và tập đế là một nhóm, với nghĩa rằng chúng     chỉ cho nhân và quả (của khổ) trong cõi luân hồi. Hai đế sau là đạo đế và diệt đế     cũng là một nhóm, chỉ cho nhân và quả giải thoát khỏi cõi luân hồi.
    481.    Samyuktabhidharmahrdaya Sastra, T28, no. 1552, 869-965, thuộc Sarvastivadin     Abhidharma do Dharmatrata biên soạn, giảng rộng Abhidarmahrdaya của     Dharmasri, T28, no. 1550, 809-832, chỉ những bản dịch sang Hoa văn còn lưu     truyền, do Samgha varman phiên dịch vào năm 434 hoặc 435. Đoạn văn Trí Khải     Đại Sư chú giải là đoạn văn trong phẩm thứ tám của tập     Samyuktabhidharmahrdaya Sastra, T28, 936b23-c5, rằng: “Hỏi: [Tứ] đế có đặc     tính gì?. Đáp: Tánh của quả từ các hành vi hữu lậu được dạy là khổ. Tánh của     nhân là tập khổ. Xa lìa tất cả khổ là diệt đế.”
         “Tánh của quả từ các hành vi hữu lậu được dạy là khổ”, có nghĩa là tất cả những     hành vi hữu lậu có các nhân và tánh trói buộc, vì thế nên được dạy là khổ. “Tánh     của nhân là tập khổ”, có nghĩa là những hành vi hữu lậu nầy có tánh của nhân, nên     nói là nhân (tập) khổ. Vì vậy khổ và tập là một. Nhân và quả được lập thành hai     chân lý. “Xa lìa tất cả khổ là diệt đế”, có nghĩa là tất cả pháp hữu lậu rốt ráo tịch     tịnh. Được dạy là diệt đế.
         “Nếu tất cả hành vi là vô lậu, được dạy là đạo đế. Vì những nhân và duyên nầy,     [hiện tượng] thoắt sinh [thoắt diệt]”.
         “Nếu tất cả hành vi là vô lậu, được dạy là đạo đế”, có nghĩa là những hành vi     không từ nhân phiền não hữu lậu thì được dạy là đường đạo.
    482.    Thiên Thai Trí Khải đưa ra những định nghĩa sau đây, căn cứ vào tứ đế trong kinh     Đại Bát Niết Bàn, T12,676b8ff, nhưng đường lối phân tích thì phóng khoáng, và     nói nhiều hơn chánh văn trong kinh. Đoạn văn trong kinh Đại Bát Niết Bàn (T12,     676b8-15, Yamamoto I, 291), bắt đầu như sau: “Tiếp đến, hỡi nầy Ca Diếp! Có     những thánh hạnh, đó là tứ thánh đế khổ, tập, diệt, và đạo. Nầy Ca Diếp! Khổ có     tướng áp chế. Tập có tướng có thể làm sinh khởi và kéo dài sự khổ. Diệt có tướng     tịch tịnh, và đạo có tướng Đại thừa... Cũng như thế, nầy các thiện nam tử! Khổ có     ba tướng; khổ khổ, hành khổ, và hoại khổ. Tập là hai mươi lăm hữu. Diệt là diệt     hai mươi lăm hữu nầy. Đạo là sự tu hành giới, định, và tuệ...”
    483.    Thường có bốn “dấu hiệu” (ấn), hoặc nền tảng Phật pháp là: vô thường (anitya),     khổ (duhkha), Không (sunya), và vô ngã (anatmata).
    484.    Trong tam giới có hai mươi lăm hữu: Cõi Dục có mười bốn hữu là bốn ngả ác, bốn     châu, sáu tầng trời. Cõi Sắc có bảy hữu là bốn Thiền thiên, Đại phạm thiên, Tịnh     cư thiên, và Vô tưởng thiên. Cõi Vô Sắc có bốn hữu là bốn không xứ. Đọc chi tiết     trong Hurvitz, Chih-i, 339-342.
    485.    Phật Thùy Bát Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh, T12, 389, 1110-1112. Bản     kinh nầy đã thất truyền, ngoại trừ một bản dịch được kể là của pháp sư Cưu Ma La     Thập, nội dung nói về những lời sau cùng của Phật trước khi Ngài nhập Niết Bàn,     nên lấy làm tựa đề kinh. Bản kinh nầy được nhìn như bản phụ lục kinh Đại Bát     Niết Bàn. Thiên Thai Đại Sư chú giải phần cuối bản kinh, T12, 1112a25-28, đọc     như sau: “Khổ đế mà Phật dạy là cái khổ có thực. Tập là nhân có thực, và không     có nhân nào khác. Nếu khổ diệt thì nhân diệt. Nếu nhân diệt thì quả diệt. Đạo diệt     khổ là đạo chân thực, và không có đạo nào khác.”
    486.    Chỗ nầy đưa ra sự trái nghịch, thí dụ, các học giả Thành Thật Luận từng nói rằng     chân đế (paramarthasatya) tức, hoặc khế hợp với vế thứ ba của tứ thánh đế là diệt     đế. Đọc phần luận thuyết của tôi về Thành Thật Luận, chương sáu. Đây cũng là     chỗ đứng của kinh Thắng Man mà Thiên Thai Đại Sư đã luận chi tiết dưới đây.
    487.    Nghĩa chính xác của câu nầy không rõ ràng, phản ảnh một luận đề chi tiết trong     các luận đề về Pháp Hoa Huyền Nghĩa II, 90-98. Tôi tin rằng vì với Thiên Thai Trí     Khải tịch diệt không phải là mục tiêu rốt ráo mà chỉ là một pháp phương tiện giáo     hóa hành giả Tạng giáo, vì vậy đối lập với các chỗ đứng của các nhà học giả từng     nói rằng Niết Bàn là tịch diệt, và mục tiêu rốt ráo của Phật giáo là chứng đắc sự     tịch diệt nầy, và vì thế cho nên diệt đế tức là chân lý tối thượng. Pháp sinh diệt     không phải là pháp chân thực, hoặc chân lý rốt ráo, nhưng chỉ là một phương tiện     thực hành – diệt phiền não là một bước cần thiết – từ đó hành giả đưa trí tuệ vào     thực tại để thấy được chân như đang lộ bày.
    488.    Nói cách khác, chân lý có ba nghĩa hoặc ba công dụng, theo nghĩa bản thể thì chân     lý là cái như nó là [ở đây và bây giờ], không phải là chẳng có gì; nghĩa thực thể     tức chứng ngộ chân lý nầy thì đắc giải thoát; nghĩa thực hành tức khi chứng được     chân     lý nầy thì có thể dạy người khác. Ba nghĩa của chân lý về sau giản lược vào     các danh từ “thánh lý”, “đắc trí”, và “năng giáo”. Tôi không rõ sự phân tích về ý     nghĩa chân lý như trên bắt nguồn từ Trí Khải, hoặc là từ một bản văn nào khác,     hoặc đại sư là người phát họa lối giải thích tổng quát danh từ thường gặp vào thời     kỳ đó.
    489.    T12, 682c7-14. Nguyên văn đọc như sau: “Người phàm [có] khổ mà không biết     đến chân lý. Thanh văn và Duyên giác có khổ và [biết được] khổ đế, nhưng không     biết lý chân thực. Bồ tát hiểu khổ như không-khổ, vì thế họ không có khổ mà có     được chân đế. Phàm nhân có nhân khổ nhưng không có chân lý. Thanh văn và     Duyên giác có nhân khổ, và biết tập đế. Bồ tát hiểu nhân khổ, và vì không tạo     nhân khổ nên không có quả khổ, và biết được chân đế. Thanh văn và Duyên giác     có diệt [đế] nhưng không phải là tịch diệt chân thực. Bồ tát Đại thừa có diệt đế và     có chân đế. Thanh văn và Duyên giác có đạo [đế] nhưng không có chân [đế]. Bồ     tát Đại thừa có đạo đế và chân đế.”
    490.    Nói cách khác, vì tất cả các pháp thiếu chủ thề cho nên khổ đế, tập đế... không     thực có. Những câu nầy phủ nhận sinh diệt tứ đế như thấy rải rác trong “Đại Bát     Niết Bàn kinh”, và “Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh”. Thí dụ, “Tư Ích Phạm     Thiên Sở Vấn Kinh” T15, 39a 2-6, nói: “Hành giả nên biết rằng thánh đế là chẳng     khổ, chẳng tập, chẳng diệt, và chẳng đạo. Thánh đế có nghĩa rằng: biết khổ không     thực sinh, gọi là khổ thánh đế. Biết rằng nhân khổ không tan chảy dính liền thì gọi     là tập thánh đế. Biết rằng cái diệt rốt ráo của vạn pháp là chẳng hề sinh diệt thì gọi     là diệt thánh đế. Biết rằng tất cả các pháp đều như nhau, và biết rằng hành giả     chứng đắc đạo qua phương tiện của các pháp không-hai thì gọi là đạo thánh đế.
    491.        Có thể đọc mục “Tu tập”, Đại Trí Độ Luận, T25, 329c1ff.
    492.    Nói cách khác, hai đế nầy là nhân, hoặc nền tảng sinh ra khổ và dứt khổ.
    493.    Nói cách khác, thế giới hiện tượng thì thiếu chủ thể, vì thế hợp nhất và tức chân lý     tối thượng. Niết Bàn không cách ly và ở ngoài hiện tượng cụ thể hằng ngày.
    494.        T12, 682c9-10. Đọc ghi chú 489.
    495.    Đây là một câu dẩn chứng ngắn gọn cùng mục nói về tứ đế trong kinh Đại Bát     Niết Bàn, T12, 684a 23-28; đọc Yamamoto I, 323. Nguyên văn như sau: “Thiện     nam tử! Có hai loại trí tuệ biết được tứ đế. Thứ nhất là phàm trí và thứ hai là thánh     trí. Trí tuệ Thanh văn và Duyên giác là trí phàm phu, và trí tuệ của tất cả Bồ tát và     chư Phật là trí bậc thánh. Thiện nam tử! Biết rằng ngũ uẩn là khổ thì gọi là trí     phàm. Biết rõ các uẩn có tướng vô lượng, và tất cả liên quan đến khổ thì không     phải là điều mà các Thanh văn và Duyên giác có thể biết được. Đây gọi là trí của     bậc thánh. Thiện nam tử! Ta không nói về các nghĩa nầy trong những kinh khác”.     Điểm đáng nêu ra ở đây là trong bản kinh nầy, hai chữ “trung trí” chỉ cho trí phàm     phu, không phải chỉ cho trí tuệ trung đạo mà Thiên Thai Tông xem là trí cao nhất.
    496.    Đây là một câu dẩn chứng ngắn gọn cùng mục nói về tứ đế trong kinh Đại Bát     Niết Bàn, T12, 684c 13-18; đọc Yamamoto I, 325. Nguyên văn đọc như sau:     “Thiện nam tử! Thế tục đế tức thắng nghĩa đế. Bạch Thế Tôn! Nếu như vậy thì     không có hai chân lý. Phật nói: Thiện nam tử! Có những phương tiện khéo thuyết     giảng khế hợp với căn cơ thính chúng, vì vậy nên nói là có hai chân lý. Thiện nam     tử! Nếu các ông theo lời [giả] lập bên ngoài thì có hai loại chân lý: thứ nhất là     pháp thế gian, và thứ hai là pháp siêu thế gian. Thiện nam tử! Phải biết những     pháp vượt ngoài thế gian thì gọi là chân lý đệ nhất nghĩa. [Ghi chú: bản văn của     Thiên Thai Đại Sư thì chỗ nầy có khác một chút]. Cái thấy biết của người thế gian     gọi là tục đế.”
    497.    Kinh Thắng Man luận về tứ thánh đế qua hai loại là hữu vi, hoặc tác thánh đế; và     vô vi, hoặc vô tác thánh đế. Đọc T12, 221b16-222a3; Wayman, Srimaladevi Sutra,     96-98. Phần dịch đề mục nầy, đọc ghi chú 470.
    498.    Phẩm thứ mười, Nhất Đế, kinh Thắng Man, nói: “Về tứ thánh đế, ba là vô thường,     một là thường. Vì sao? Vì có tướng hữu vi. Hữu vi nghĩa là vô thường. Vô thường     có nghĩa là pháp hư vọng. Pháp hư vọng thì không thực, không thường, không     phải chỗ nương dựa. Vì vậy, khổ đế, tập đế, và đạo đế chẳng phải là đệ nhất nghĩa     đế, vì chẳng thường, chẳng phải chỗ nương dựa. Chỉ diệt đế lìa tướng hữu vi. Lìa     tướng hữu vi là thường. Thường thì chẳng phải là pháp hư vọng. Chẳng phải pháp     hư vọng thì là chân thực, thường, và chỗ nương dựa. Vậy nên diệt đế là đệ nhất     nghĩa đế. Diệt đế vượt trên khái niệm [acintya]” (T12, 221b25-222a5).
    499.    Không biết rõ tiểu sử vị nầy, mặc dù Trí Khải Đại Sư thường dẩn chứng như một     người có uy thế.
    500.    Không rõ xuất xứ từ kinh nào, hoặc chỉ như một sự phân tích tổng quát ý nghĩa     các kinh của Dharmauttara. Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Tiêm cho rằng xuất xứ     từ kinh Thắng Man, nhưng Shakusen kogi nói rằng không thấy kinh Thắng Man     có đoạn văn nào như trên.. Đọc Bukkyo taikei: Fa hua hsuan i, II, 111.
    501.    Phần sau đây rất khó giải thích chính xác. Không rõ ai là người hoặc vị thế nào     được bênh vực. Có thể đây là câu trả lời phê bình của Dharmauttara từ các học giả     nghiên cứu kinh Thắng Man, khiến Trí Khải đưa ra nhận định.
    502.    Thường thì danh từ chuyên biệt nầy được dùng cho bốn sự điên đảo, tức phàm     nhân không thấy được thế gian là vô thường, khổ, vô ngã, và bất tịnh. Sự phủ nhận     vấn đề nầy phải liên quan đến tư tưởng, như Trí Khải đã nói ở trên, rằng các vị     Thanh văn và Duyên giác tự trói buộc vào bốn khái niệm phủ định nầy, không     nhận ra chân lý rốt ráo, rằng thực tại và Niết Bàn là thường, lạc, ngã, và tịnh.
    503.        Như vậy kinh Thắng Man tương ứng với Biệt giáo, với cái hiểu về tứ thánh đế là     vô lượng, mặc dù dùng chữ “vô tác thánh đế”.
    504.    Câu nầy giản lược từng phần trong tứ thánh đế ở phần cuối của mục thuyết về tứ     thánh đế trong kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 685b17. Bản văn, khi thuyết về ý     nghĩa chân đế, đọc như sau: “Ngài Văn Thù Sư Lợi bạch Phật: Bạch Thế Tôn, nếu     chân thực là nội dung của chân đế thì chân pháp đồng với Như Lai, Không, và     Phật tánh.  Nếu vậy thì không có sự khác biệt giữa Như Lai, Không, và Phật tánh.     Phật dạy rằng: Có khổ là cái chân thực. Có tập là cái chân thực. Có diệt là cái chân     thực. Có đạo là cái chân thực. Thiện nam tử! Như Lai chẳng khổ cũng chẳng đế,     mà là thực tại. Không chẳng khổ cũng chẳng đế, mà là thực tại. Phật tánh chẳng     khổ cũng chẳng đế, mà là thực tại (T12, 685b3-9).
    505.    Thí dụ, tam đế theo Biệt giáo là lối hiểu về Không, Giả, và Trung là những khái     niệm tách rời, tiến dần về, và theo thứ lớp. Tam đế theo Viên giáo thì đồng nghĩa,     tức là, và đồng nhất.
    506.    Câu “Sắc tức Không” thường thấy trong kinh Prajnaparamita Sutra. Phần thứ hai     của câu, “không phải là không vì sắc diệt” thì không thấy. Tuy nhiên, đọc     Pancavimsati-sahasrika-prajnaparamita Sutra, T8, 221c1-5, và Đại Trí Độ Luận     T25, 327c22-328a18, thấy như sau: “Sắc tức Không, và Không tức sắc...Các pháp     có chân tánh, và không sinh, không diệt, không nhiễm, không tịnh...”
    507.    T8, 333b12-13. Tôi dịch là “chỗ dung chứa”, nhưng nghĩa đen là “dựa vào” hoặc     “nghiêng về”. Dịch nguyên văn như sau; “Tất cả các pháp thiên về sắc và không     vượt qua chiều hướng nầy”. Câu nầy tìm thấy trong Pancavimsati-sahasrika-    prajnaparamita Sutra, nhắc lại cho một số khái niệm. Thí dụ, thường nói về tất cả     ngũ uẩn (T8, 333b14-15); lục độ (T8, 333b17ff), rằng “vạn pháp vốn là Không”     (T8, 332c26), rằng “vạn pháp vốn có mười lực và tất cả trí tuệ của Phật”     (T8332c12-13) v.v...
    508.    “Bất khả đắc” một cái gì đó là cách diễn tả về Không, thường thấy trong     Pancavimsati-sahasrika-prajnaparamita Sutra. Đọc T8, 260c, hoặc T8396c-397a.
    509.    Đọc đồ biểu 1 trình bày sự tương quan giữa bài kệ Trung Luận 24:18 với nhiều     khái niệm và danh từ của Thiên Thai Tông. Dòng kệ thứ hai thuyết về Không khế     hợp với vô sinh diệt tứ đế. Dòng kệ thứ ba thuyết về Giả khế hợp với vô lượng tứ     đế. Dòng kệ thứ tư thuyết về Trung khế hợp với vô tác tứ đế.
    510.    Đọc Trung Quán, chương 26, Quán Mười Hai Nhân Duyên, và chương 27, Quán     Sát Về Những Tà Kiến, T30, 36b39c. Dòng kệ sau cuối chương 26, nói: “Đây là ý     nghĩa của mười hai nhân duyên sinh diệt, như được giải thích chi tiết trong A tỳ     đạt ma, và các kinh.” (T30, 36c23-24). Chương 27 mở đầu như sau: “Chúng tôi đã     được nghe pháp Đại thừa là pháp diệt tà kiến. Nay chúng tôi muốn được nghe     pháp Thanh văn thừa là pháp diệt tà kiến.” (T30, 36c25-26).
    511.    Vô Lượng Nghĩa Kinh, T9, 385c, nói: “Thiện nam tử! Có một pháp môn khiến các     Bồ tát chóng chứng đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề... Pháp môn nầy gọi là vô     lượng... Vì vọng dục, pháp được thuyết ra cũng vô lượng. Pháp được thuyết ra vô     lượng vì nghĩa vô lượng. Vô lượng nghĩa xuất sinh từ một pháp...” Đọc Kato, The     Threefold Lotus Sutra, 12.
    512.    Đây không phải là một câu dẩn chứng lấy nguyên văn từ kinh Pháp Hoa, nhưng     nói về giáo lý tổng quát của kinh Pháp Hoa rằng tất cả pháp bao gồm trong một     Phật thừa.
    513.    Phần tiếp theo sau dựa vào kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 733c9-13, thuyết rằng tất     cả đều vượt trên các lối giải thích, ngôn từ, và cách hiểu phân biệt của khái niệm.     Bản văn đọc như sau: “Thiện nam tử! Sinh vô sinh bất khả thuyết. Sinh sinh bất     khả thuyết. Vô sinh sinh bất khả thuyết. Vô sinh vô sinh bất khả thuyết. Sinh cũng     bất khả thuyết. Vô sinh cũng bất khả thuyết. Con người không thể giải thích được     chúng, vì chúng từ nhân duyên (pratityasamutpada)”. Thiên Thai Trí Khải lấy bốn     cái “bất khả thuyết” đầu tiên, và đưa vào bốn cách phân loại của đại sư. Như vậy,     sinh sinh tương ưng với Tạng giáo và sinh diệt tứ đế. Vô sinh sinh tương ưng với     Thông giáo và vô sinh diệt tứ đế. Sinh vô sinh tương ưng với Biệt giáo và vô     lượng tứ đế. Vô sinh vô sinh tương ưng với Viên giáo và vô tác tứ đế. Điểm chính     ở đây là tất cả đều rốt ráo vượt ngoài cái hiểu từ khái niệm phân biệt.
    514.    Như vậy Thông giáo cần thiết để đưa đến cái hiểu chân thật và hàm súc của Tạng     giáo.
    515.    Nói cách khác, lý do gì Phật thuyết Tạng giáo, nếu đó không phải là sự hiển bài     chân lý rốt ráo?.
    516.    Nói cách khác, những đại đệ tử của Phật là những người có căn cơ sắc bén có thể     chứng ngộ chân lý Đại thừa lần đầu tiên nghe giáo lý Tạng giáo, như những vị     chứng đạo giác ngộ lần đầu tiên nghe được lời Phật khi Ngài chuyển pháp luân lần     thứ nhất. Như vậy, những người có mắt sẽ thấy rằng Tạng giáo chắc chắn hàm súc     chân lý tối thượng, là cái dần dần lộ diện qua Thông giáo, Biệt giáo, và Viên giáo.
    517.    Bản văn nầy, có thể là một bản kinh ngụy tác mà người ta tin rằng đã thất lạc;     Shakusen kogi nói rằng: “bản văn nầy không thấy trong hàng kinh điển” (Bukkyo     taikei: Fa hua hsuan i, II, 131). Tuy nhiên, bản kinh đã tìm thấy trong vô số đồ cổ     khi khai quật động Đôn Hoàng, và Sekiguchi Shindai đã xuất bản trong Tendai     shikan no kenkyu, Tokyo, Iwanami Shoten, 1969, 379-402.
    518.    Phật Ca Diếp là vị thứ sáu trong “bảy vị cổ Phật” trước và gồm có Phật Thích Ca.
    519.    Bản văn do Sekiguchi ấn hành 1969, 398, ghi rằng: “Phật nói với tôn giả A Nan:     {Ta, thuở lâu xưa, học rộng, và từng tranh cãi với Văn Thù Sư Lợi về [ý nghĩa     của] nhị đế qua hữu và vô. Văn Thù Sư Lợi đưa ra cái hiểu về nhị đế là hữu; Ta     đưa ra cái hiểu là vô. Qua cuộc tranh cãi nầy, cả hai người đều không xác định     được nhị đế hoặc là hữu hoặc là vô; khi chết liền rơi vào ba cõi dữ, đội vòng sắt     nóng trong vô số kiếp. Khi Ta ra khỏi địa ngục, được gặp Phật Ca Diếp, thuyết cho     Ta biết nhị đế hữu và vô. Phật Ca Diếp nói: “Tất cả các pháp không có tự tánh.     [Cái nghĩa] hữu và vô mà ông nói đó không hợp với nghĩa trên. Vì sao? Vì muôn     pháp đều tịch tịnh. Nhị đế có cả hữu và vô. Cái hiểu hiện nay của ông chỉ là một     cái hiểu trên danh tự, không phải là một cái hiểu thâm sâu. Cái hiểu như vậy là cái     hiểu của một kẻ điếc lại ngu xuẩn; làm sao ông có thể hiểu được nghĩa thậm thâm     kia?.” Ta nghe dứt lời liền đi vào rừng sâu, và thiền quán, trong bảy ngày vào tứ     thiền, nhập tam muội, tam quán, tam tuệ, tam không, đại không, và cái không thù     thắng, sau cùng hiểu được cái không nầy; rằng muôn pháp là không, rằng tất cả     đều không tịch. Tại sao? Vì muôn pháp tánh vốn là không.}”
    520.    Quả vị mà Phật hoặc Bồ tát vị lai tu hành hướng về quả Phật.
    521.    Hai lần tái sinh gồm cả lần tái sinh tại cõi trời Đâu Suất, chuẩn bị cho lần tái     sinh sau cuối là ứng thân Đức Thích Ca.
    522.    Nói cách khác, [mặc dù Thiên Thai Đại Sư đã nói rõ về việc nầy], kiếp của Phật vị     lai khi là Bồ tát với hai lần tái sinh trước khi đắc quả Phật thì rất dài, và có thể     gồm cả thời gian trong địa ngục.
    523.    Danh từ Thiên Thai Trí Khải thường dùng, chỉ cho người sẽ ứng thân là Phật vị     lai, (sau kiếp sinh tại cõi trời Đâu Suất). Đọc Chappell, T'ien T'ai Buddhism, 117,     136, 142, 171.
    524.    Nói cách khác, sợ có nghĩa rằng vẫn còn vô minh. Phần nầy thấy trong kinh Kim     Quang, T16, 366b18-21. Bản kinh đưa ra một bài chú đà la ni giúp các Bồ tát     không sợ các loài thú dữ, khiến có người nghĩ ràng Bồ tát vẫn cần bài chú để ngăn     chận thú dữ, vì vẫn còn sợ chúng.
    525.    Kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 741b13-20, nói: “Một con voi dữ chỉ có thể hại thân     người mà không thể hại tâm người. Một người bạn xấu ác có thể hại cả hai... Một     con voi dữ chỉ có thể hại thân tứ đại. Một người bạn xấu ác có thể hại Pháp thân”.     So sánh với câu trong Thánh kinh (Mathew 10:18): “Và đừng sợ hãi những kẻ có     thể làm hại thân ta nhưng không thể làm hại linh hồn ta hơn là kinh sợ kẻ có thể     đưa cả thân và linh hồn ta vào địa ngục.”
    526.    Câu giải thích có phần căn thẳng, dường như muốn xoa dịu những góc cạnh trong     “hệ thống A tỳ đạt ma của Thiên Thai Tông”, gồm những quả vị chứng đắc khác         nhau qua Tứ Giáo. Dù sao, điểm chính là cái khó hiểu của nhị đế, là chủ đề mà     Thiên Thai Đại Sư trở lại lúc nầy.
    527.    Đọc chương sáu.
    528.    Shakusen kogi cho rằng “Sư Tăng Mân thuộc Trang Nghiêm Tự truyền bá Thập     Địa Kinh Luận, và sư Trí Tạng thuộc Khai Thiện Tự thì truyền bá Trung Luận. Họ     cùng tranh luận về sự siêu việt và không siêu việt của nhị đế đối với quả vị Bồ     đề”. Bukkyo taikei: Fa hua hsuan i, II, 147.
    529.    Đọc phần giải thích trong Hokke gengi shiki, Bukkyo taikei: Fa hua hsuan i, II,     147.  
    530.    Không rõ câu nầy chỉ cho ai. Nhiều chỗ không nói tên người [đã đưa ra vấn đề sai     lạc], nhưng giải thích tổng quát vấn đề. Đọc Bukkyo taikei: Fa hua hsuan i, II,     148.
    531.    Đọc chương bốn.
    532.     Shakusen kogi, Bukkyo taikei: Fa hua hsuan i, II, 149, cho rằng giải thích nầy liên     quan đến tác phẩm Đại Thừa Nghĩa Chương của sư Huệ Viễn. Đọc chương năm.
    533.    Chỗ nầy giảng rộng kinh Đại Bát Niết Bàn, thuyết về pháp Phật khế hợp với căn     cơ người nghe; và khế hợp với Phật trí. Đọc T12, 820b-c.
    534.    Abhidharma-mahavibhasa Sastra, 9b-17a.
    535.    Đại Bát Niết Bàn, T12, 688c15-23, đưa ra những thí dụ so sánh vô minh của ngoại     đạo với người mù tìm hiểu màu sắc của sữa: “Ông ấy giống như một người mù từ     thuở sơ sinh chưa hề nhận biết màu sắc của sữa. Người mù hỏi một người khác:     Màu sữa giống vật gì?. Người nọ đáp: Màu trắng giống con sò. Người mù lại hỏi:     vậy màu sữa giống tiếng va chạm của võ sò?. Người nọ đáp: Không phải. Người     mù hỏi: Vậy thì màu con sò giống cái gì?. Người nọ đáp: Giống bột gạo. Người     mù lại hỏi: Màu sữa mềm như bột gạo? Màu bột gạo ra sao?. Người nọ đáp: Giống     tuyết. Người mù lại hỏi: vậy thì màu bột gạo lạnh như tuyết phải không? Màu     tuyết giống cái gì?. Người nọ đáp: Giống chim bạch hạc.” Người mù kia mặc dù     nghe đủ bốn thí dụ về màu trắng mà cũng không biết được màu của sữa. Kẻ ngoại     đạo cũng giống như vậy...”
    536.     Chỉ cho cùng đoạn văn dẩn chứng từ kinh  Đại Bát Niết Bàn nói về lý thuyết hai     loại giáo pháp của Phật. Đoạn kinh kể chuyện năm trăm vị tỳ khiêu mỗi người đưa     ra một lối hiểu khác nhau về nguyên nhân có thân, mỗi cách hiểu đưa đưa đến một     cách giác ngộ [khác nhau]. Tôn giả Xá Lợi Phất bạch Phật rằng trong năm trăm vị     tỳ khiêu nầy ai là người có câu trả lời đúng, và Phật đáp rằng tất cả đều đúng     (T12, 820b2-17).
    537.    Hư không, hoặc Không.
    538.    Đây là một câu dẩn chứng từ A tỳ đạt ma, không rõ xuất xứ. Ngay cả Shakusen     kogi cũng thú nhận rằng không tìm được bản văn. Shakusen kogi nói thêm rằng     câu nầy cũng thấy dẩn chứng về Không Giả Nhị Quán trong Maha Chỉ Quán, mặc     dù nghĩa có hơi khác. Đọc Bukkyo taikei: Fa hua hsuan i, II, 154.
    539.    Tư Ích Phạm Thiên Sở Vấn Kinh, nói: “Kẻ thế tục sống trong thế gian nhưng     không biết được thế gian. Bồ tát sống trong thế gian và biết rõ ràng tướng thế gian     (T15, 38a 21-21).
    540.    Ba loại giáo pháp của Phật: tùy tình, tùy tình trí, và tùy trí.
    541.    Lối hiểu về nhị đế theo Tiểu thừa, Tạng giáo.
    542.    Đọc Đại Trí Độ Luận, T25, 377b29.
    543.    Dẩn chứng nầy thấy trong đoạn văn thuyết về ba bệnh tham, sân, si, kinh Đại Bát     Niết Bàn, T12, 841c3-9;     như sau: “Tất cả chúng sinh đều như vậy, có ba thứ bệnh.     Thứ nhất là tham, thứ hai là sân, và thứ ba là si. Vì vậy nên có ba loại thuốc trị ba     thứ bệnh trên. Quán bất tịnh là thuốc trị tham. Quán từ tâm là thuốc trị sân. Quán     nhân duyên là thuốc trị si. Thiện nam tử! Để trừ tâm tham người nên tập quán     không-tham. Để trừ sân, người nên tập quán không-sân. Để trừ si, người nên tập     quán không-si. Trong ba thứ bệnh không có ba thứ thuốc. Trong ba thứ thuốc     không có ba thứ bệnh.”
    544.    Lối hiểu thứ hai về nhị đế theo tánh Không được Thông giáo nhấn mạnh.
    545.    Đọc Đại Trí Độ Luận, T25, 327c22-23.
    546.    Đoạn văn nầy được đọc như sau: “chân lý không-hai của huyễn hữu”, nhưng     Bukkyo taikei nhấn câu để đọc như trên, và như vậy thì thông suốt với các phần     khác.
    547.    Đó là, tục đế nhìn chân lý phân biệt, chia chẻ;  một sự phân tán của hiện tượng.
    548.    Để những danh từ chuyên biệt được thông suốt, tôi nên dịch là “chân là chân lý”,     nhưng câu nầy sẽ trở nên vô nghĩa.. Câu nầy đối nghịch với câu trên, “tục đế chỉ     cho chân lý thuộc hiện tượng”, nên tôi dịch là “chân đế chỉ cho chân lý”, tức chân     lý là cái nó vốn là.
    549.    Có hàng Thanh văn, có hàng Duyên giác, và có hàng Bồ tát.
    550.    Lối hiểu nhị đế nầy của những người đi từ Thông giáo đến Biệt giáo.
    551.    Như Shakusen kogi nói, ba lối hiểu nhị đế nầy là nhị đế như không của huyễn-    hữu, nhị đế như không và bất-không của huyễn hữu, và nhị đế như không của     huyễn hữu và của tất cả các pháp quy về bất-không, là cái khế hợp với các thứ lớp     thứ hai, thứ ba, và thứ tư trong bảy lối hiểu về nhị đế. Đọc đồ biểu tám.
    552.    Đọc Đại Trí Độ Luận, T25, 479c2-3.
    553.    Theo như cái hiểu về nhị đế của hành giả Thông giáo, tức cái hiểu thứ hai trong     bảy cách hiểu nhị đế.
    554.    Đây là những hành giả từ Thông giáo đến Biệt giáo, tức cái hiểu thứ ba trong bảy     cách hiểu nhị đế.
    555.    Đây là những hành giả từ Thông giáo đến Viên giáo, tức cái hiểu thứ tư trong bảy     cách hiểu nhị đế.
    556.    Tôi [Swanson]không thể tìm được câu dẩn chứng nầy trong kinh Đại Bát Niết     Bàn. Shakusen kogi thường tìm xuất xứ những câu dẩn chứng, nhưng lại không     nói gì về câu dẩn chứng nầy. Tuy nhiên, Đại Trí Độ Luận, T25, 327a 3-4, ghi rằng:     “Có hai loại không, thứ nhất là giả danh không, chỉ là sự vượt qua những     ràng     buộc vào hữu, mà chẳng diệt không. Thứ hai là dùng không để diệt hữu, và cũng     (cho thấy rằng) không chẳng có hữu (vô hữu không).
    557.    Nói cách khác, tất cả thực tại đều thiếu chủ thể.
    558.    [Cái nhìn] phiến diện nhấn mạnh trên không mà không thấy được bất-không.
    559.    Thứ nhất chỉ cho Bồ tát Thông giáo là người chỉ thấy một cái không phiến diện.     Thứ hai chỉ cho Bồ tát Thông giáo tiến về Biệt giáo, thấy cả hai không và bất-    không, hoặc giả hữu, của thực tại. Thứ ba, chỉ cho Bồ tát Thông giáo tiến về Viên     giáo, thấy được tánh như nhất của thực tại. Shakusen kogi đưa về Đại Trí Độ     Luận, no.38. Tuy nhiên, tập luận nầy (T25, 342a-b) không đề cập đến sarvajna,     thay vì nói rằng có những Bồ tát, lúc sơ phát tâm liền cảm nhận được bát nhã ba la     mật (T25, 342b25-26). Tập luận nầy có đề cập đến những vị Bồ tát khi sơ phát     tâm, du hí thần thông từ cõi Phật  nầy sang cõi Phật khác (T25, 342a 13-14),     nhưng không nói về những Bồ tát lập tức ngồi vào tòa Bồ đề như một vị Phật.      Shakusen kogi suy luận rằng có thể bản chánh văn trước kia khác với bản văn     [chúng ta có trong tay] hiện nay; hoặc Thiên Thai Đại Sư đã chuyển đoạn văn     [theo cái nhìn khác]. Bukkyo taikei, Fa hua hsuan i, II, 188.
    560.    Đây là cái hiểu thứ năm trong bảy cách hiểu nhị đế, chân được thấy là “chẳng hữu     chẳng vô”. Đây cũng là cách hiểu nhị đế của Bồ tát Biệt giáo.
    561.    Shakusen kogi nói rằng đoạn văn nầy trong chương no. 33 kinh Đại Bát Niết Bàn,     nhưng tôi vẫn chưa tìm được trong Taisho shinshu daizokyo. Shakusen kogi dẩn     chứng kinh Đại Bát Niết Bàn, dạy rằng: “Mặc dù Ta (Phật) giải thích rằng tất cả     chúng sinh đều có Phật tánh, chúng sinh không hiểu lời Phật thuyết tùy trí. Thiện     nam tử! Như vậy thì cả những Bồ tát trong đời sau cuối cũng không hiểu được.     Vậy thì làm sao hàng nhị thừa và các Bồ tát khác có thể hiểu được. Ngày kia, trên     đỉnh Linh Thứu, Ta cùng [Bồ tát] Di Lạc nói về thế tục đế. Ông Xá Lợi Phất và     năm trăm Thanh văn nghe nhưng chẳng hiểu được gì. Với chân lý siêu việt thế     gian thì làm sao mà hiểu được?.” Bukkyo taikei, Fa hua hsuan i, II, 189.
    562.    Đây là cái hiểu thứ sáu trong bảy cách hiểu nhị đế.
    563.    Đây là cái hiểu thứ năm trong bảy cách hiểu nhị đế. Xem đồ biểu.
    564.    Danh từ chuyên biệt của Thiên Thai Tông gọi pháp quán có thức và dụng công,     đối lại với pháp quán chân chính là vô tác, và không dụng công. Đọc Taya,     Bukkyo gaku jiten, 44.
    565.    Đây là cái hiểu thứ bảy trong bảy cách hiểu nhị đế.
    566.    Kinh Pháp Hoa, T9, 11a 22-23. Hurvitz, Lotus Sutra, 52, dịch: “Phật dùng nhiều     phương tiện, thí dụ, văn tự rõ ràng thuyết giảng, nhưng tâm niệm của Ngài phẳng     lặng như mặt biển; khi tôi nghe lời Phật, tất cả nghi ngờ đều tan biến”.
    567.    Nói cách khác, lối hiểu của Viên giáo về nhị đế là lối hiểu chân đế và tục đế là     thực tại bất khả phân ly, nhưng tạm phân biệt mà gọi là “tục” và “chân” để thông     đạt.
    568.    Nhị đế phân biệt và bất đồng trong thế gian khế hợp với cái hiểu về nhị đế của     Tạng giáo, hoặc cái hiểu thứ nhất trong bảy cách hiểu về nhị đế. Nhị đế đồng nhất     trong thế gian khế hợp với cái hiểu nhị đế của Thông giáo, hoặc cái hiểu thứ hai     trong bảy cách hiểu về nhị đế. Nhị đế phân biệt và bất đồng ngoài thế gian khế     hợp với cái hiểu về nhị đế của Biệt giáo, hoặc cái hiểu thứ năm trong bảy cách     hiểu về nhị đế. Nhị đế đồng nhất ngoài thế gian khế hợp với cái hiểu về nhị đế của     Viên giáo, hoặc cái hiểu thứ bảy trong bảy cách hiểu về nhị đế. Đọc đồ biểu 10.
    569.    Đây là cái hiểu thứ ba trong bảy cách hiểu nhị đế.
    570.    Đây là cái hiểu thứ tư trong bảy cách hiểu nhị đế.
    571.    Đây là cái hiểu thứ sáu trong bảy cách hiểu nhị đế.
    572.    Đoạn văn nầy trong kinh Duy Ma Cật, khi tôn giả Maha Ca Diếp thuyết về những     khuyết điểm khi là một vị Thanh văn, T19, 549b20. Boin, Kinh Duy Ma Cật, 179,     dịch như sau: “Thà rằng thọ nhận năm tội đọa vào vô gián nghiệp (anantarya) hơn     là chứng quả giải thoát (atyantavimukta / A la hán). Vì sao? Vì những kẻ phạm     năm tội nầy còn có ngày diệt trừ được tội nầy, sinh tâm giác ngộ, và dần dần quy     về chỗ chứng đắc tất cả pháp Phật. Trong khi chúng tôi, những A la hán, là những     người đã diệt ô nhiễm, thì không làm được như vậy.”
    573.    Nói cách khác, vì A la hán được tin là quả vị cao nhất trong Tạng giáo, không có     quả vị cao hơn, nên không hợp lý khi nói đến Tạng giáo tiến về những thứ lớp Đại     thừa như Thông, Biệt, và Viên giáo. Tuy nhiên, vấn đề vẫn còn đó, vì theo kinh     Pháp Hoa và những luận đề nền tảng của Thiên Thai Trí Khải, tất cả chúng sinh     đều có Phật tánh, và bình đẳng chứng đắc Bồ đề, vì vậy phải có chỗ hướng về,     ngay cả đối với những người đã đắc được chỗ gọi là “tận diệt” của A la hán thuộc     Tạng giáo.
    574.    “Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Tiêm” dùng Trung Luận (T30, 25b9-10) để giải     thích prapanca có hai mặt: hý luận và kiến luận. Đọc Bukkyo taikei, Fa hua hsuan     i, 207.
    575.    Shakusen kogi đưa về cùng chỗ với Trung Luận trong ghi chú trước, T30, 25b23- 29.     Bản văn đọc như sau: “Phật dạy rằng thực tướng [chân lý] có ba loại. Nếu có     người chứng đắc thực tướng bằng cách diệt tất cả phiền não, người ấy được gọi là     Thanh văn. Nếu có người vì đại từ bi, sinh tâm khó sánh được, đây gọi là Đại     thừa. Vào thời không có [ứng thân] Phật xuất hiện trên thế gian thuyết giảng Phật     pháp, một Bích Chi Phật sẽ tự chứng ngộ mà phát sinh trí tuệ ”.
    576.    Theo Thiên Thai Tông, ngoại-phàm gồm ngũ-đình-tâm, liên quan đến biệt-tướng-    niệm-xứ, và tổng-tướng-niệm-xứ. Đọc Chappell, T'ien T'ai Buddhism, 96-98;     Hurvitz, Chih-i, 346-347.
    577.    Tứ thiện căn. Bốn thứ bậc trước, và chuẩn bị cho kiến đạo (darsana-marga). Theo Thiên Thai Tông, đây là vị cao nhất của nội phàm. Bốn vị nầy là: noãn pháp, đỉnh pháp, nhẫn pháp, và thế đệ nhất pháp. Đọc T'ien T'ai Buddhism, 98-99; Hurvitz, Chih-i, 347-349.
    578.    Theo Thiên Thai Tông, đây là thánh vị, gồm: kiến đạo (darsana-marga), tu đạo     (bhavana-marga), và vô học đạo (asaiksa).  
    579.    “Hạt giống hư hỏng”. Chỉ cho những hành giả Tiểu thừa tin rằng diệt phiền não,     và chứng quả A la hán là quả vị cao nhất, nên gọi là “bại chủng”, hoặc bị đắm     trong thứ bậc nầy, không thể tiến về quả vị Bồ đề.
    580.    Thí dụ về ông trưởng lão và người con nghèo khổ lưu lạc trong kinh Pháp Hoa,     T9, 17a-b. Người cùng tử không nhận ra chân tánh của mình không khác với cha     nên ông trưởng lão dùng phương tiện khéo khiến người con thấy được chân tánh.     Hurvitz, Lotus sutra, 88, dịch như sau: “Lúc bấy giờ, ông trưởng lão thấy mình có         bệnh, và biết rằng chẳng bao lâu sẽ qua đời. Ông gọi người cùng tử, nói rằng: 'ta     hiện nay gia sản có rất nhiều vàng, bạc, trân bảo tràn đầy. Ngươi phải biết chỗ chi     ra, thu vào hoặc nhiều hoặc ít. Ý ta như vậy, ngươi nên rõ. Vì sao? Vì ta và ngươi     nay không khác. Ngươi nên chú tâm, đừng để sai sót.' Lúc ấy, người cùng tử lập     tức nhận lời chỉ dạy, quản trị mọi việc...và chỉ nhận phần cho riêng mình đáng giá     chừng một bữa ăn, tiếp tục sống cùng chỗ như trước kia, tâm thấp hèn vẫn chưa     dứt bỏ được. ”
    581.        T. ghi là “chân bảo”, nhưng bản của Bukkyo taikei ghi là “chân thực” thì hợp với     nội dung hơn.
    582.        T. ghi là “tuy”, nhưng bản của Bukkyo taikei ghi là “ly” thì hợp nghĩa hơn.
    583.    Đọc chương hai về tứ tất đàn.  
    584.    Nói cách khác, tựa đề kinh Pháp Hoa có chữ “Diệu”, và cũng là chữ diễn đạt thâm     sâu nội dung kinh hơn [bất cứ chữ nào khác.]
    585.    “Pháp Hoa Huyền Nghĩa Thích Tiêm” nói rằng chỗ nầy chỉ cho các Bồ tát lợi căn     trong kinh Hoa Nghiêm (đọc Bukkyo taikei, Fa hua hsuan i, 217). Như vậy, đây là     đọc kinh Phật thuyết ngay sau khi chứng quả Bồ đề, liền nói về thể tánh của đạo.     Những ai có tai thì đều nghe được, nhưng hầu như không hiểu được lời Phật dạy.     Vì vậy, Phật đi đến vườn Lộc Uyển, và thuyết giảng pháp Tiểu thừa.
    587.    Nguyên văn là chữ “cận”. Theo bản văn, khoảng thời gian 45 năm trong đời Đức     Phật ứng thân Thích Ca Mâu Ni là một thời gian “cận”, sánh với vô lượng kiếp     Ngài đã từng thuyết giảng giáo pháp. Phật đã dùng quyền pháp để thuyết giảng     nghĩa chân thực, và chỉ nói trong kinh Pháp Hoa về vô số kiếp đã qua và vô số     kiếp sắp đến.
    588.    Kinh Pháp Hoa nói đến Đức Đại Thông Trí Thắng Như Lai từ vô lượng lâu xưa đã     từng thuyết giảng kinh Pháp Hoa. Đọc phần thứ nhất phẩm Hóa Thành Dụ, kinh     Pháp Hoa, T9, 22a. Hurvitz, Lotus Sutra, 145, dịch như sau: “Lúc bấy giờ, Phật     nhận lời thỉnh cầu của sa di, trải hai mươi ngàn kiếp, giữa tứ chúng thuyết kinh     Đại thừa tên Diệu Pháp Liên Hoa, là giáo pháp dạy hàng Bồ Tát mà chư Phật hằng     hộ niệm... Phật thuyết kinh nầy trong tám ngàn kiếp không dừng. Khi thuyết xong     kinh nầy, liền vào tịnh thất, an trụ thiền định suốt tám mươi bốn ngàn kiếp...”
    589.        Kinh Pháp Hoa giải thích rằng đã từ vô lượng kiếp trước. Thí dụ, trong phẩm     “Như Lai Thọ Lượng” (T9, 42b25-26) Phật dạy rằng: “Thực sự Ta đã chứng đắc     quả Phật từ trăm nghìn vô số na do tha kiếp” ( Hurvitz, Lotus Sutra, 237).
    590.    Đây là một câu trong phẩm “Phương Tiện”, kinh Pháp Hoa (T9, 8b4-7). Hurvitz,     Lotus Sutra, 35, dịch như sau: “Xá Lợi Tử! Phải biết rằng trước kia Ta đã từng lập     thệ nguyện khiến cho tất cả chúng sinh đồng như Ta, không khác. Như lời nguyện     xưa, nay đã đầy đủ, vì Ta đã độ tất cả chúng sinh vào Phật đạo.”
    591.    Shakusen kogi giải thích rằng đoạn văn nầy chỉ cho sự trói buộc vào quả vị A la     hán, khiến đoạn dứt tâm hướng về quả vị Bồ đề. Bukkyo taikei, Fa hua hsuan i, II,     225.
    592.    Dẩn chứng nầy từ thí dụ căn nhà lửa, T9, 12c27-28. Hurvitz, Lotus Sutra, 145,     dịch như sau: “Ta có xe như vầy, làm từ thất bảo, số đếm hằng muôn. Nay Ta ban     cho mỗi đứa con Ta đồng đều như nhau.”
    593.        Shakusen kogi giải thích rằng đoạn văn nầy từ phẩm 5, kinh Đại Bát Niết Bàn,     T12, 631c1-2: “Nếu có người nói rằng Như Lai cho phép giữ nô lệ nam hoặc nữ,     hoặc tồn trử vật dụng (như gạo, đậu, mè...) thì người đó sẽ [chịu quả báo] thụt     lưỡi.
    594.    Candrasuryapradipa. Phẩm Tựa kinh Pháp Hoa có nói về những vị Phật trên, cùng     một tên, thuyết kinh Vô Lượng Nghĩa để giới thiệu kinh Pháp Hoa.
    595.    Shakusen kogi thú nhận không tìm được là kinh nào. Bukkyo taikei, Fa hua hsuan     i, II, 232.
    596.    Đại Bát Niết Bàn, T12, 715a-b, nói rằng chính kinh nầy và tất cả những giáo lý về     Phật tánh là “mật tạng” của chư Phật, ví như tiền chuộc trả cho kẻ cướp để cứu     mạng người; vì kinh và giáo lý về Phật tánh sẽ cứu người [khỏi sa vào miệng lưỡi]     của ác tăng, thuyết giảng rằng Phật đã nhập Niết Bàn, và hoàn toàn diệt. Bản văn     đọc như sau: “Thiện nam tử! Ngươi hỏi rằng: Phật Ca Diếp có giữ kinh nầy     chăng?'. Không. Thiện nam tử! Kinh Đại Bát Niết Bàn là mật tạng của chư Phật.     Vì sao? Chư Phật có mười một tạng kinh, nhưng không giải thích Phật tánh, cũng     không giải thích Như Lai là thường, lạc, ngã, và tịnh. Chư Phật, Thế Tôn không         vào Niết Bàn. Vì vậy nên kinh nầy gọi là mật tạng của Như Lai. Kinh nầy không     được nói trong mười một bản kinh, nên gọi là “tạng”. Ví như một người kia, có     bảy món báu nhưng không dùng ngoài đường thì nói là “cất dấu” chúng. Thiện     nam tử! Người nầy cất dấu gia bảo để dùng trong tương lai. Tại sao là tương lai?     Hạt giống quý giá, kẻ cướp có thể đến tấn công vùng quê nhà, hoặc có thể gặp     người ác cai trị thì những vật quý giá nầy có thể dùng để chuộc mạng. Đường đi     nguy hiểm, và của cải khó tìm. Đến lúc người ấy phải lấy ra dùng. Thiện nam tử!     Mật tạng của chư Phật cũng giống như vậy. Thời vị lai, hàng ác tăng sẽ làm những     việc ô uế, thuyết giảng với thính chúng rằng Như Lai vĩnh viễn nhập Niết bàn. Họ     đọc kinh sách ngoại đạo, và không kính trọng kinh Phật. Trong thời ác nầy, Như     Lai sẽ phá dẹp và đưa chúng sinh ra khỏi tà pháp, vụ lợi. Rồi thì Như Lai sẽ thuyết     kinh nầy. Nếu kinh chứa mật tạng diệt, và không xuất hiện trở lại, thì đó là lúc     Phật pháp diệt.”
    597.    Thái hư đồng nghĩa với những danh từ cố gắng diễn tả chân lý bất khả thuyết,     hoặc thực tại như thị.
    598.    Chương sau cuối của Nhiếp Đại Thừa Luận nói về mười khía cạnh phô bày thể     nhất như của Pháp Thân chư Phật. Theo bản dịch của Paramartha (T31, 129c13-    14), mười khía cạnh là: “ tướng (laksana), chứng đắc (labdha), tự tại (vibhutva), y     chỉ (asraya), nhiếp trì (parigraha), sai biệt (bheda), đức (guna), thâm sâu     (gambhiry), niệm (anusmrti), và nghiệp (karman)”. Thêm chi tiết, đọc Nhiếp Đại     Thừa Luận, T31, 250b-270b; Lamotte, La Somme du Grande Véhicule d'Asanga,     Tome II, 268ff; và Hakamaya and Keenan, et al., The  Realm of Awakening, A     Translation and Study of the Tenth Chapter of Asanga's Mahayanasamgraha; Fa     hua hsuan i shih ch'ien, và những luận đề khác; tuy nhiên, luận về mười ý nghĩa     đưa ra trong phần mở đầu tập Mahayanasamgraha, “diễn tả rõ nhất về trí tuệ thù     thắng” (T31, 113c10-15, 133a 21-27), hợp với 10 phẩm trong Mahayana-    samgraha. Đọc Lamotte, 1938-1939, 5-6. Thêm chi tiết, đọc Bukkyo taikei, Fa hua     hsuan i, II, 236-243.  
    599.    Hoặc, “khiến những người từng theo phái Địa Luận phải bỏ trường”. Pháp Hoa     Huyền Nghĩa Thích Tiêm giải thích câu nầy có nghĩa là cách chú giải về thức A lại     ya của Nhiếp Đại Thừa Luận do Paramartha dịch (tức là giới thiệu thức A ma la     thứ chín), đã tiêu diệt chủ trương của nhóm học giả Thập Địa Luận, và như ngầm     đưa ra áp lực cho nhóm nầy gia nhập Số Luận, đặc biệt nghiên cứu về Nhiếp Đại     Thừa Luận. Tuy nhiên, Hokke gengi shiki thì cho rằng cách chú giải nầy tạo ra     nhiều bối rối cho giới học giả, và nhiều kẻ chỉ chấp nhận tám thức thay vì chín     thức. Đọc Bukkyo taikei, Fa hua hsuan i, II, 236-243. Về luận đề nầy, đọc “Tha     Concept of Alajavijnana in pre-Tang Chinese Buddhism” của Stanley Weinstain,     1964, 33-50.
    600.    Asrava, nghĩa đen là hữu lậu, nói một cách đơn giản thì hệ thống Nhiếp Đại Thừa     Luận đầy sơ hở (full of holes).
    601.    Nói cách khác, thuyết về A lại da thức là căn bản của tất cả những nhận thức và     hiện hữu của con người trong Nhiếp Đại Thừa Luận chỉ nói về thực tại vượt trên     khái niệm phân biệt; là cái mà Thiên Thai Đại Sư gọi tên là “Diệu Lý”, bao gồm     cả hai mặt là cái có thể và không thể hiểu qua khái niệm phân biệt, cả hai tục đế     và chân đế.
    602.    Có ý nói rằng thuyết về A lại da chỉ thuyết rằng vô minh sinh khởi từ A lại da.
    603.    Nói cách khác, pháp quán về thập diệu đưa đến những kết quả về mặt thực hành     nếu hành giả tu tập những pháp quán nầy thì chắc chắn sẽ được [lợi ích], là cái     Thiên Thai Trí Khải nói chi tiết trong Maha Chỉ Quán, trong khi những tác phẩm     khác như hệ thống Nhiếp Đại Thừa Luận thì chỉ nói đến những quả báo an lạc của     Phật địa mà không dạy phải làm sao để vào được, có thể sánh với cái vui của một     người chỉ lo đếm tiền cho người khác.
    604.    Đọc Anh Lạc Kinh, T14, 1018b19-22, 1019b22-23; và Nhân Vương Kinh, T8,     833b7-8. Ngoài ra, đọc chi tiết chương ba.
    605.    Kinh Pháp Hoa, T9, 42c16. Hurvitz, Lotus Sutra, dịch như sau; “Đức Như Lai     thấy biết tướng tam giới như thực, không sinh tử, hoặc thối xuất, chẳng trụ thế,     chẳng diệt độ, chẳng thực, chẳng hư, chẳng đồng, chẳng dị”
    606.    “Ngũ trụ” chỉ cho năm thứ lớp ô nhiễm, gồm có: kiến nhất xứ, dục ái, sắc ái, hữu     ái, và vô minh trụ địa. Hai loại tử chỉ cho phần đoạn tử, và bất tư nghị biến dịch     tử. Đọc kinh Thắng Man, T12, 219c-221a.
    607.    Hokke gengi shuki nói là bốn phẩm trong kinh Lăng Già do tôn giả Gunabhadra     dịch, T16, no. 670, 479-514. Tam thân Phật là báo thân, hóa thân, và pháp thân.     T16, 482b17-19.
    608.    Nói cách khác, những kinh khác dùng những văn từ và khái niệm khác nhau để     giải thích về pháp Phật, và người học không nên bỏ qua hoặc lên án một cuốn kinh     nào thiếu tông chỉ Phật pháp chỉ vì cuốn kinh đó không dùng văn pháp thường     thấy. Điều Thiên Thai Đại Sư muốn nhấn mạnh là những tên gọi trong tam đế     không thấy dùng trong kinh Pháp Hoa, nhưng tư tưởng nòng cốt (nhất thừa), và     giáo lý nền tảng của Phật pháp thì ngay đó, cho nên không vì thế mà cho rằng tam     đế ở ngoài kinh Pháp Hoa.
    609.    Khốn thay, tam đế nầy không được giải thích xa hơn trong Maha Chỉ Quán. Hẳn     nhiên bản văn có nói đến chỗ liên quan, và dùng khái niệm tam đế, đặc biệt đi vào     cách thực hành ba mặt chỉ và quán, nhưng không có sự phân tích chi tiết về chính     tam quán. Đọc Sato, 1961, 729-730.
    610.    Đọc kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 684c13-17. Nguyên văn: “Thiện nam tử! Thế tục     đế tức thắng nghĩa đế. Bạch Thế Tôn, nếu như vậy thì không có hai đế. Phật đáp:     Đây là phương tiện khéo khế hợp [căn cơ] chúng sinh nên nói rằng có hai đế.     Thiện nam tử! Nếu có người theo ngôn từ giả lập thì có hai loại. Thứ nhất là pháp     thế gian, và thứ hai là pháp siêu thế gian. Thiện nam tử! Pháp vượt ngoài thế gian     biết thì gọi là thắng nghĩa đế. Pháp thế gian biết thì gọi là tục đế.”
    611.    Thí dụ trong kinh Đại Bát Niết Bàn, T12, 616b-617c, nói về những người đệ tử     buồn rầu vì Phật nhập diệt: “Chúng con đã gặp Phật nhưng là người bệnh chưa     được cứu, và chưa chứng đắc được thường lạc tối thượng. Vì sao Như Lai muốn     bỏ chúng con mà vào Niết Bàn. Bạch Thế Tôn, chúng con ví như một người say     không nhận ra chỗ đứng của mình, không biết quyến thuộc, mẹ và chị, em, đắm     mê dục lạc, nói ngôn ngữ thô bạo, ngủ nơi dơ bẩn. Lúc bấy giờ có một lương y     mang đến cho người say nầy thuốc. Sau khi uống thuốc, người ấy liền ói mữa, tỉnh     táo và nhớ lại sự việc, sinh hối hận. Người ấy nghĩ rằng rượu không tốt, và là gốc     rễ của những việc làm xấu ác... Chúng con cũng giống như vậy. Đã từ lâu chúng     con xoay chuyển trong sinh tử, say mê theo năm món dục... Như kẻ say kia, chúng     con ngủ nơi dơ bẩn. Bạch Thế Tôn! Xin ban cho chúng con lương dược khiến     chúng con có thể nôn mữa những chất độc phiền não. Chúng con chưa có được     tâm của người tỉnh rượu. Như Lai có thể bỏ chúng con mà nhập Niết Bàn ư?.”     (T12, 616c14-26). Đoạn tiếp theo: “Như một người say tâm trí điên đảo, thấy núi     sông, thành quách, tinh tú, nhật nguyệt đều quay cuồng... Chúng sinh cũng giống     như người say nầy, mặt trời, mặt trăng không thực quay cuồng mà thấy là quay     cuồng. Tâm trí họ đầy phiền não và vô minh, tâm ấy nhận vô ngã làm ngã, lấy vô     thường làm thường, lấy bất tịnh làm tịnh, và lấy khổ làm vui.” (T12, 617a 11-21)
    612.    Nói cách khác, cái thấy mặt trời xoay chuyển là cái thấy điên đảo của người say.     Thực sự, nhật nguyệt, núi non chẳng xoay chuyển.
    613.    Kinh Pháp Hoa, T9, 10a-19.
    614.        Hokke gengi shuki viết rằng “Bản Bodhisattva bhumi [ngày nay] không thấy có     đoạn văn nầy, Tứ Giáo Nghi, những luận thuyết về kinh Duy Ma Cật... của Thiên     Thai Trí Khải đều nói Thập Địa Kinh Luận (Dasasbhumika Sutra Sastra) nói rõ về     tướng và thực tại của các địa”. Bản in Pháp Hoa Huyền Nghĩa có thể có lỗi lầm,     hoặc là đại sư (Trí Khải) khi thuyết giảng (tôn giả Quán Đảnh ghi) muốn nói     “Dasasbhumika Sutra Sastra”, nhưng lại nói là “Bodhisattva bhumi”. Shakusen     kogi nói rằng đoạn văn nầy căn cứ vào “Dasasbhumika Sutra Sastra”, đoạn 11-15.,     tương ưng với T26, 124c-126. Đọc Bukkyo taikei: Fa hua hsuan i, II, 254ff.
    615.    Tương Tự Tức, vị thứ tư trong “Lục Tức”, theo sự phân loại thứ lớp chứng đạo     của Thiên Thai Tông. Đọc ghi chú 104; và đồ biểu trong Chappell, T'ien T'ai     Buddhism, 32-33, về sự     tương ưng giữa Lục Tức với 52 quả vị và Tứ Giáo.
    616.    Phần Chứng Tức, vị thứ năm trong “Lục Tức”. Tương Tự Tức và Phần Chứng Tức     là hai quả vị cao nhất thuộc Biệt giáo. Vì thế cho nên Thiên Thai Trí Khải nói rằng     Thập Địa Kinh Luận khế hợp với Biệt giáo.
    617.        Nói cách khác, đây là cách phân chia Phật pháp ra hai mặt là giáo đạo và chứng     đạo. Cách phân chia nầy trở nên phổ thông từ thời sư Huệ Viễn đưa ra trong tác     phẩm Đại Thừa Nghĩa Chương, T44, 652c5-653c29. Tác phẩm nầy mở đầu với     câu: “Chứng giáo lưỡng hành là từ Thập Địa Kinh Luận. 'Chứng' là một tên gọi     khác chỉ sự chứng đạt tri kiến. Thấy được như là chân lý bình đẳng thì gọi là     'chứng'. 'Giáo' có bảy nghĩa khác nhau. Dựa trên giáo lý dùng những phương tiện     thiện xảo tu tập và sinh khởi đức hạnh, đi theo cái mà hành giả có thể nương dựa     thì gọi là thực hành giáo nghĩa...” (T44, 652c5-16).
    618.    Nhiều luận thuyết đưa ra những giải thích chi tiết về đoạn văn nầy, nhưng tôi     không thấy có thể dùng được. Đọc Bukkyo taikei, Fa hua hsua i, II, 252-261.
    619.     Hẳn là không thể, vì chân lý là một.
    620.    Kinh Đại Bát Niết Bàn (T12, 733b-c) đưa ra tánh bất khả thuyết của Không khi     nói rằng người ta không thể dùng ngôn từ để giải thích chính xác về sinh và vô     sinh của bất cứ điều gì. Đoạn văn nói; “Thiện nam tử! Vô sinh sinh thì bất khả     thuyết. Sinh sinh thì bất khả thuyết. Sinh vô sinh thì bất khả thuyết. Vô sinh vô     sinh cũng bất khả thuyết. Sinh cũng bất khả thuyết. Vô sinh cũng bất khả thuyết.”     (T12,     733c10-13).
    621.    Trong phần nầy Thiên Thai Đại Sư thêm một lần nữa cố công làm sáng tỏ cái bất     khả thuyết vốn khó chỉ cho ra. Chân lý, hoặc thực tại, với bất cứ tên gọi nào mà     con người muốn dùng đều vượt ngoài sự diễn đạt bằng tiếng và lời. Ngay cả danh     từ “nhất đế”, mặc dù có vẻ chính xác hơn hầu hết những tên gọi khác để mô tả     chân lý rốt ráo, cũng phải bỏ đi để thay vào hai chữ “vô đế”, nếu có người lại tự     mình trói buộc vào chữ “đế”. Vô đế hoặc bất cứ tên gọi nào khác cũng như vậy.
    622.    Shakusen kogi nói từ Đại Trí Độ Luận, tiểu phẩm 1.12, nhưng đoạn văn gần nhất     mà tôi tìm thấy trong tác phẩm nầy (T25, 60c-61a) là là bài kệ về prapanca (hý     luận), như sau: “Nếu có người vì cái thấy sai lệch của riêng ông ta, người ấy     sẽ đưa ra bao nhiêu là lối suy luận vô ích”. Đây là những dòng kệ trình bày tất đàn     thứ tư. Đọc chương hai.
    623.    Phần nầy nằm trong “diệu cảnh”, tiếp theo một số trang Taisho dưới tựa đề:     “Khai mở sự hài hòa của vạn cảnh”. Ở đây, Thiên Thai Đại Sư luận về mối tương     quan của tất cả những chủ đề trên, thí dụ như phần nào trong thập nhị nhân duyên     tương ứng với phần nào trong thập như thị v.v... Chỗ nầy trình bày tánh hợp nhất,     hoặc tương liên của tất cả chân lý khách quan, nên hiển lộ chủ đề nòng cốt của đại     sư là có nhiều [khía cạnh] trong một chân lý. Đây là phần sau cuối của mục “diệu     cảnh”, nhưng không có trong phần phiên dịch của tôi [Swanson], vì chiều dài và     sự lập lại của bản văn. Quan điểm của Thiên Thai Đại Sư vốn đã minh bạch.
   
    
    HẾT

___________________________________________________

Mục Lục | Lời Nói Đầu | Tựa | Chương Một | Chương Hai | Chương Ba | Chương Bốn | Chương Năm | Chương Sáu | Chương Bảy | Chương Tám | Bản dịch: Pháp Hoa | Phần Ghi Chú Về Bản Văn | Phần Ghi chú về bản dịch | Đồ biểu

Back

 

Phước Huệ Temple
Address: 365 Victoria St. Wetherill Park, NSW 2164
Phone: (02) 9725 2324, Fax: (02) 9725 5385, Email: phuochue@phuochue.org